Thứ năm, 19/06/2025 - 05:34
"Chúng ta có thể đánh mất tất cả nhưng không được để mất lương tâm". Câu nói ấy là lời nhắc nhở cho tất cả mọi người. Đó cũng là lời nhắc nhở đặc biệt dành cho nhà báo, một danh xưng nghề nghiệp đáng trân trọng, tự hào ở đất nước ta.
Chúng ta đã chứng kiến những đóng góp to lớn của báo chí trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong 100 năm qua, rất nhiều nhà báo Việt Nam đã nêu tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, nhưng cũng cần thẳng thắn nhận thấy những hạn chế, khuyết tật đang tồn tại. Đó là một bộ phận người làm báo lâm vào suy thoái, biến chất với những biểu hiện, mức độ khác nhau.
Những câu chuyện về "nhà báo sa lông", "nhà báo đếm tầng", "phóng viên copy-paste" hoặc tác nghiệp cẩu thả, thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan, thông tin tô hồng hoặc bôi đen, bóp méo sự thật; làm báo chạy theo thị hiếu tầm thường của công chúng, câu view, câu like, thậm chí kích động, kích dục, thiếu văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục, thiếu nhân văn và phản giáo dục, "nén bạc đâm toạc tờ giấy", "sớm đăng-trưa gặp-chiều gỡ", đang là "chuyện thường ngày" trong tác nghiệp báo chí. Nặng hơn nữa là tình trạng nhà báo lạm quyền, cửa quyền, "đánh hội đồng", lợi dụng nghề báo để trục lợi. Chưa bao giờ, lịch sử báo chí nước ta lại chứng kiến cả một tòa soạn báo hơn 40 người bị khởi tố về tội danh "cưỡng đoạt tài sản" như vừa qua...
Lương tâm trong thực tế đời sống chỉ có hai loại. Một là lương tâm thanh thản. Hai là lương tâm bị cắn rứt. Là một nhà báo, chắc chắn khó ai có thể cảm thấy mình vô can trước sự suy thoái, biến chất của đồng nghiệp trong thời gian vừa qua. Là cán bộ, đảng viên, chắc không ai có thể thanh thản trước những hiện trạng bộn bề của đạo đức báo chí hiện nay.
Bên cạnh đó, còn có chuyện "im lặng đáng sợ" của các cơ quan báo chí trước những vấn đề quan trọng của đất nước. Tình trạng "khoảng trống thông tin" trong xã hội không phải là không có nhưng dường như không còn là trăn trở của một số nhà báo. Chức năng giám sát, phản biện xã hội cũng dường như bị lãng quên ở nhiều cơ quan báo chí.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, làm báo là làm chính trị, vì vậy nguyên tắc sống còn của báo chí cách mạng là: "Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng". Chính trị ở đây, không có gì khác ngoài lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Trong thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng (năm 1949), Người nhấn mạnh: "Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục, và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung". Đồng chí Trường Chinh cũng khẳng định sức mạnh của người cầm bút qua câu thơ: "Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ". Như vậy, từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến quan điểm, đường lối của Đảng ta đều đặt vị trí và trách nhiệm của nhà báo rất cao, là người tạo ra dư luận xã hội lành mạnh, tổ chức và cổ vũ phong trào cách mạng của quần chúng để thực hiện nhiệm vụ chính trị của dân tộc, thực sự là "chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng".
Xây dựng đạo đức báo chí; phòng, chống các biểu hiện suy thoái, biến chất trong đội ngũ nhà báo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mà trước hết là trách nhiệm của các cơ quan chủ quản. Nhưng trong khuôn khổ bài báo này, người viết chỉ xin bàn về giải pháp tự thân, giải pháp bồi bổ lương tâm nhà báo.
![]() |
Lương tâm vốn là sự tự nhận thức về đúng-sai của mỗi con người, sự mách bảo và tuân theo từ bên trong con người về thiện-ác, chính-tà, nó là nghĩa vụ tự giác, tự thân. Có nhiều nhà báo biết rõ "đấu tranh là tránh đâu", biết rõ đăng bài báo đó thì "tai vạ" có thể ập đến nhưng họ không thể im lặng, họ kiên quyết đưa sự thật, chân lý ra ánh sáng và thanh thản đón nhận "giông bão" đổ xuống đầu mình để lương tâm cầm bút được thanh thản.
Ngược lại, có những nhà báo do áp lực mưu sinh, do hám danh lợi hoặc do non yếu về trình độ, kinh nghiệm mà chấp nhận rơi vào cạm bẫy "bẻ cong ngòi bút", "đánh đấm", "hai mặt"... để rồi lương tâm nghề nghiệp cắn rứt khôn nguôi. Đặc điểm của những người chọn nghề báo thì tuyệt đại đa số đều có lý tưởng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, yêu sự thật-chân lý-lẽ phải, ghét gian tà. Tức là, điểm khởi đầu của nhà báo đều có lương tâm. Vì thế, trên hành trình tác nghiệp, mỗi nhà báo thường xuyên bồi bổ lương tâm thì sẽ tránh được tiêu cực, cạm bẫy; luôn bước đi vững chãi trên con đường nghề nghiệp đầy thử thách chông gai. Đọc 3 cuốn sách về nghề báo: "Mắt sáng. Lòng trong. Bút sắc" của nhà báo lão thành Hữu Thọ; "Chứng nhân lịch sử" của nhà báo, GS, TS Tạ Ngọc Tấn và cuốn "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút" của nhà báo Hồ Quang Lợi, người viết xin tổng hợp một số phương pháp, công việc mà mỗi nhà báo cần làm thường xuyên hằng ngày để bồi bổ lương tâm người cầm bút như sau:
Trước hết, phải yêu lấy cái tên và bút danh của mình. Nghề báo là nghề sáng tạo, nghề mà nhà báo có đặc quyền ghi tên mình lên tác phẩm. Khi nhà báo yêu quý cái tên của mình, họ sẽ càng thấy rõ trách nhiệm phải trau dồi và giữ gìn ngòi bút của mình. Đồng thời, không được "ảo tưởng quyền lực" về bút danh, không được háo danh, háo thắng trong làm báo.
Thứ hai, phải luôn tâm niệm "nghề báo không phải nghề làm giàu", "trong nghề buôn đừng bao giờ buôn chữ". Vị trí, vai trò, trách nhiệm của nhà báo được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt ở vị trí rất cao, nhưng đó là một nghề đặc biệt-"làm chính trị bằng nghiệp vụ", cho nên nếu định làm giàu bằng nghề báo lập tức sẽ trở thành người vô lương tâm, thậm chí là táng tận lương tâm.
Thứ ba, luôn tự nhủ "mình làm báo tử tế". Trong nghề báo, tử tế có hai điều. Về chuyên môn nghiệp vụ, phải làm nghề thật sự nghiêm túc, không ngừng học nghề, say mê rèn nghề để cao nghề. Về đạo đức nghề nghiệp, ngòi bút phải chính trực, khách quan, công tâm, tôn trọng sự thật, bảo vệ công lý và lẽ phải. Không được bẻ cong ngòi bút để vụ lợi.
Thứ tư, hạt nhân của lương tâm nhà báo là yêu cầu "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Đây là phẩm chất cốt lõi của đạo đức cách mạng, cũng chính là điều kiện để mỗi nhà báo công bằng, trách nhiệm khi viết, khi nói, để xác định được mình viết cho ai, vì ai. Đó cũng là điều kiện để mỗi nhà báo, mỗi cán bộ quản lý báo chí vượt qua những cám dỗ, thử thách nghề nghiệp, có dũng khí, có tính chiến đấu cao trước các tiêu cực, trước sự chống phá của các thế lực thù địch.
Thứ năm, khiêm tốn, tự trọng, chân thành, tất cả vì công việc là thái độ chuẩn mực của một nhà báo. Thái độ còn quan trọng hơn trình độ.
Lương tâm là lá chắn giúp nhà báo tránh được những việc làm sai trái, tội lỗi. Con đường bồi bổ lương tâm của mỗi nhà báo rất đa dạng, phong phú nhưng thiết nghĩ, chỉ cần luôn tâm niệm và hành động theo những chỉ dẫn nêu trên, cũng đã là điểm tựa rất vững vàng cho nhà báo trong kỷ nguyên làm báo đầy cạnh tranh hiện nay.
NGUYỄN HỒNG HẢI
Bài viết đã khắc họa một chân dung rất thực và sâu sắc về trách nhiệm, đạo đức và những thách thức mà người làm báo phải đối mặt trong thời đại ngày nay. Câu nói "Chúng ta có thể đánh mất tất cả nhưng không được để mất lương tâm" chính là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc dành cho những ai bước vào nghề báo, nghề mà không chỉ đơn thuần là công việc mà còn là sứ mệnh thiêng liêng, là cuộc hành trình gắn bó với sự thật, công lý và lòng trung thực.
Trả lờiXóaLịch sử báo chí cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng nhà báo chân chính luôn là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, là người đồng hành không thể thiếu của Đảng và nhân dân trong mọi hoàn cảnh, từ thời chiến tranh ác liệt đến những cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng đất nước trong thời bình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự suy thoái đạo đức, biến chất của một bộ phận nhà báo đã và đang làm ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành, gây bức xúc trong xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách về việc mỗi người làm báo phải tự giác bồi đắp và giữ gìn lương tâm nghề nghiệp, luôn trung thành với sự thật và công lý.
Những giải pháp thiết thực như trau dồi bản lĩnh chính trị, giữ vững phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, cũng như tâm niệm làm nghề tử tế, yêu quý cái tên của mình và không chạy theo lợi ích vật chất là kim chỉ nam quan trọng giúp nhà báo vượt qua mọi cám dỗ, thử thách trong nghề. Đạo đức nghề nghiệp không chỉ là chuẩn mực hành xử mà còn là sức mạnh nội tại để người làm báo kiên định trên con đường sự thật, góp phần xây dựng xã hội công bằng, văn minh.
Bởi vậy, xây dựng và bồi dưỡng lương tâm nhà báo không chỉ là trách nhiệm tự thân của từng người làm báo mà còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tạo môi trường lành mạnh, khích lệ những người làm báo có tâm, có tầm, tận tụy với sự nghiệp truyền thông cách mạng. Khi đó, báo chí sẽ luôn là ngọn đuốc soi đường, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời kỳ.
Bài viết đã nêu bật một chân lý quan trọng trong nghề báo: lương tâm chính là “la bàn” không thể thiếu để nhà báo vững bước trong hành trình tìm kiếm và truyền tải sự thật. Trong bối cảnh hiện nay, khi truyền thông số phát triển nhanh chóng và áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, không chạy theo lợi ích cá nhân hay những cám dỗ bên ngoài là thách thức lớn đối với mỗi người làm báo. Nhưng cũng chính lương tâm thanh thản mới giúp nhà báo có đủ bản lĩnh để đối mặt với những thử thách đó, kiên quyết không để “bẻ cong ngòi bút” hay bị lung lay trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc.
Trả lờiXóaLịch sử báo chí cách mạng Việt Nam đã chứng minh sức mạnh của những người cầm bút tâm huyết, không chỉ là tiếng nói của Đảng và nhân dân mà còn là lực lượng tiên phong trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ công lý và sự thật. Song bên cạnh đó, hiện trạng suy thoái đạo đức báo chí cũng là hồi chuông cảnh tỉnh về việc cần phải làm mới, làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ làm báo. Những nguyên tắc như “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” không chỉ là chuẩn mực đạo đức mà còn là tấm khiên vững chắc giúp nhà báo tránh xa các “cạm bẫy” nghề nghiệp, bảo vệ được “vũ khí tư tưởng” của Đảng trên mặt trận báo chí.
Vì thế, mỗi nhà báo cần ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và quan trọng nhất là bồi bổ, giữ gìn lương tâm nghề báo. Đây không chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm tự hào, là di sản thiêng liêng mà các thế hệ nhà báo đi trước đã truyền lại. Khi đó, báo chí sẽ tiếp tục là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và phát triển bền vững.
Làm báo là nghề đầy trách nhiệm và thách thức, đòi hỏi người cầm bút không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải giàu lòng nhân ái, kiên định về đạo đức và vững vàng về chính trị. Bài viết đã phân tích rất rõ những hiện tượng đáng buồn đang xảy ra trong làng báo, từ những hành vi sai phạm, chạy theo lợi ích cá nhân đến việc đánh mất bản chất cách mạng của nghề báo. Đây là lời cảnh tỉnh sâu sắc, nhắc nhở mỗi người làm báo phải thường xuyên “bồi bổ lương tâm”, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như một kim chỉ nam không thể thay thế.
Trả lờiXóaLương tâm nhà báo không chỉ là sự tự nhận thức về đúng sai, thiện ác mà còn là động lực thôi thúc người cầm bút dấn thân vì sự thật, bảo vệ lẽ phải và đồng hành cùng nhân dân trong mọi hoàn cảnh. Những tấm gương dũng cảm kiên trì đưa tin chân thực, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng dù phải đối mặt với áp lực, hiểm nguy là minh chứng sinh động cho sức mạnh của lương tâm nghề báo. Ngược lại, những ai đánh mất lương tâm thì dù tài năng đến đâu cũng sẽ làm suy yếu uy tín, ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng.
Chính vì vậy, giải pháp tự thân – bồi dưỡng và giữ gìn lương tâm nghề báo – cần được đặt lên hàng đầu trong công tác đào tạo, rèn luyện đội ngũ làm báo. Đồng thời, hệ thống quản lý báo chí và toàn xã hội cũng phải chung tay tạo dựng môi trường trong sạch, nghiêm minh, bảo vệ và phát huy giá trị của những người làm báo chân chính. Khi lương tâm nhà báo được nuôi dưỡng và phát huy đúng mức, báo chí cách mạng sẽ luôn giữ được “bản sắc”, “bản lĩnh” và “bản quyền” – làm tốt vai trò là “chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng”, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển và thịnh vượng.