Thứ Sáu, 27/06/2025, 05:44
Chính sách công là một trong số những công cụ hữu hiệu, là thước đo sự thành công của hoạt động quản lý Nhà nước. Thời gian qua, Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều chính sách mới với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Nhận diện những thủ đoạn xuyên tạc chính sách mới của Nhà nước
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện một số quy định mới như Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168), Nghị định số 70/2025/NĐ-CP (Nghị định 70), trong dư luận xã hội có những quan điểm, ý kiến chưa đồng nhất, việc triển khai bộc lộ những khó khăn về hạ tầng, kỹ thuật, về thói quen, phong tục tập quán của người dân.
Tại diễn đàn Quốc hội, quá trình thảo luận, thông qua các dự án luật (như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt…), do có các ý kiến chưa đồng nhất dẫn đến hiện tượng một bộ phận người dân, doanh nghiệp bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng. Lợi dụng vấn đề này, các đối tượng phản động, cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam đã tìm cách “ngụy tạo chứng cứ”, “bới lông tìm vết”, ráo riết tuyên truyền theo dạng “đánh bùn sang ao”, kích động tư tưởng bất mãn, chống đối trong dư luận xã hội.
Thực tế cho thấy, sau 6 tháng Nghị định 168 được thi hành đã bước đầu ăn nhập vào đời sống, tạo nên sức răn đe để người dân chấp hành pháp luật về giao thông kỷ cương hơn, văn minh hơn. Tương tự, Nghị định số 70 hay Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế giá trị gia tăng… sau khi ban hành đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận bởi tính kịp thời, đúng đắn, phù hợp nhằm triển khai chính sách thuế mới, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu vốn là vấn đề nhức nhối.

Không chịu nhìn nhận sự thay đổi tích cực, tiến bộ của xã hội Việt Nam, các đối tượng xấu cố tình “bới lông tìm vết”, tái diễn chiêu trò “đánh bùn sang ao”, “lập lờ đánh lận con đen”, bóp méo sự thật, thêm thắt, cắt xén thông tin về các quy định pháp luật khiến người dân hiểu sai vấn đề, tạo ra sự lo lắng, hoang mang hoặc bức xúc, tiêu cực. Mới đây, trên trang tin của tổ chức Việt Tân tiếp tục đưa ra những thông tin xuyên tạc khi cho rằng: “Nghị định 168 cướp bóc người tham gia giao thông là một hành động “ngăn sông”, Nghị định 70 cướp bóc các tiểu thương là một hành động “cấm chợ””… Từ đó, chúng bôi nhọ, xuyên tạc về khái niệm kỷ nguyên mới với những luận điệu như “thực chất cái gọi là “kỷ nguyên mới” là chính sách ngăn sông, cấm chợ thời hiện đại!”.
Chúng còn phán xét một cách vô căn cứ rằng “Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hành động núp dưới danh nghĩa vì sức khỏe cộng đồng và môi trường nhưng trên thực tế, đây là một bước leo thang trong chính sách tận thu từ đời sống dân thường, khi cả việc “uống nước giải khát” hay “tránh nóng” cũng bị liệt vào hàng xa xỉ”...
Tái diễn chiêu trò “bình cũ rượu mới”, nếu như luận điệu chống phá Nghị định 168 đã trở nên sáo mòn thì nội dung xuyên tạc Nghị định 70 và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt lại đang có sức nóng đối với dư luận xã hội. Các đối tượng đã xảo trá tìm cách lợi dụng những thay đổi, tác động trực diện từ chính sách thuế mới đến đời sống, nhất là những vấn đề nhạy cảm liên quan đến sinh kế của người dân để xuyên tạc, gieo rắc tâm lý ngờ vực, đánh tráo khái niệm với những thuật ngữ nhạy cảm như “ngăn sông, cấm chợ”, “tận thu”…
Sau khi các bài viết trên được phát tán trên không gian mạng, số “chân rết” nhanh chóng vào bình luận, chia sẻ theo dạng “té nước theo mưa”. Chúng còn sử dụng các phần mềm kỹ thuật, tạo vô số những bình luận gắn với các tài khoản ảo, tạo ra làn sóng dư luận cổ xúy quan điểm cực tiêu cực, tấn công các mục tiêu là hệ thống chính sách mới của Đảng, Nhà nước liên quan đến lĩnh vực thuế. Qua đó tạo sự đối kháng, làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Xuất phát từ tư tưởng hận thù, thiếu thiện chí, tất yếu chúng không bao giờ muốn nhìn thấy một Việt Nam phát triển hùng cường, xã hội có kỷ cương, kỷ luật nên cố tình xuyên tạc, phủ nhận những kết quả tích cực và tạo ra những luồng thông tin, dư luận xấu, bôi đen hiện thực xã hội. Thủ đoạn chống phá đó ảnh hưởng đến việc thực thi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đồng thời tạo “chiến tranh tâm lý” gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước, kích động mâu thuẫn, xung đột xã hội, kêu gọi người dân tẩy chay chính sách, chống lại lực lượng thực thi nhiệm vụ. Đây chính là bản chất của các đối tượng chống đối chính trị và tất nhiên không hề mang tính “xây dựng”, “hiến kế” như những lời nói mĩ miều mà chúng vẫn thường xuyên rêu rao trên không gian mạng hòng lừa bịp người dân.
Việc mở các chiến dịch “truyền thông bẩn” chống phá chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước là một dạng của hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, làm tiền đề kích động, kêu gọi người dân tụ tập đông người, biểu tình phản đối. Nếu yêu sách không được đáp ứng, chúng sẽ tìm cách “đổ thêm dầu vào lửa”, kích động những người có tâm lý tiêu cực, nhẹ dạ cả tin thực hiện hành động leo thang, quá khích như tấn công trụ sở chính quyền, lực lượng chức năng hoặc tổ chức biểu tình nhằm gây rối an ninh, trật tự; kích động bạo loạn theo cái gọi là “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” hòng lật đổ chính quyền nhân dân.
Không thể phủ nhận giá trị tích cực từ các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước
Đất nước ta đang hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đây là khoảng thời gian đất nước, dân tộc phải có sự bứt phá mãnh liệt. Để đạt được mục tiêu đó, việc phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại là điều tất yếu khách quan. Do đó, điều kiện cần là quy định pháp luật phải nghiêm minh, điều kiện đủ là người dân ngày càng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
Khi Nghị định 70 có hiệu lực, khó có thể tránh được quá trình thích nghi, ăn nhập với đời sống của một bộ phận người dân, nhất là việc xử lý mạnh tay với nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu có thể trong thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận tiểu thương và nhu cầu mua sắm của người dân.
Tuy nhiên về lâu dài thì người tiêu dùng sẽ được sử dụng hàng đúng chất lượng, các nhà sản xuất uy tín có điều kiện để phát triển; quá trình kinh doanh sẽ ngày càng minh bạch, lành mạch rõ ràng, không có cơ hội cho hàng giả, hàng nhái, không có nguồn gốc hoành hành. Vấn đề này được đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm nêu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, trong đó Tổng Bí thư đã chỉ rõ nhiều cửa hàng đóng cửa vì kinh doanh hàng giả chứ không phải vì chính sách thuế như một số phương tiện truyền thông thiếu thiện chí rêu rao. Và với cách quản lý mới, các tiểu thương, doanh nghiệp sẽ hoàn thành nghĩa vụ thuế cho nhà nước, góp phần làm cho đất nước ta càng giàu, mạnh hơn. Cho nên việc ban hành, triển khai chính sách thuế mới là cần thiết, bảo đảm công bằng, minh bạch giữa các cá nhân, hộ kinh doanh, đây cũng là xu thế tất yếu của nền kinh tế hội nhập, buộc chúng ta phải tuân thủ các cam kết hợp tác quốc tế.
Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng như nước ngọt, thuốc lá… cũng được dư luận đồng tình ủng hộ cao, góp phần phòng ngừa những tác hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là với nước ngọt khi lượng đường trong thực phẩm đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra các loại bệnh tật mạn tính nguy hiểm, phá hủy sức khỏe của cộng đồng. Trong khi đó, đối tượng sử dụng nhiều nhất chính là trẻ em, học sinh, thanh niên… Đây chính là thế hệ sau này trở thành tương lai của đất nước, do đó phải bảo đảm để các em thật sự khỏe mạnh, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Thực tế khách quan trên là minh chứng sống động phản bác các luận điệu lệch lạc mà những kẻ chống phá thường rêu rao. Việc phán xét vô căn cứ, thiếu thiện chí như vậy đã cho thấy rõ hơn bộ mặt xảo trá, thù địch của các tổ chức thù địch, phản động. Chính vì vậy, sau khi các bài viết chống phá đăng tải trên trang web của Việt Tân đã nhận vô số những lời phê phán, lên án từ cộng đồng mạng cho dù số tay chân đã nỗ lực hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực. Điều đó đã chứng tỏ sự thật không thể phủ nhận, đó là những quan điểm lệch lạc, sai trái của Việt Tân từ lâu đã không còn giá trị dẫn dắt dư luận, ngược lại bị người dân phản ứng mạnh mẽ. Xu hướng này là sự tất yếu của tiến bộ xã hội khi nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, sự am hiểu về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật được hoàn thiện, tạo ra sức đề kháng tốt hơn để người dân phân biệt được mặt tốt, mặt xấu, tin thật, tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng.
Tuy nhiên, với mục tiêu phá hoại các chính sách của Đảng, Nhà nước không hề thay đổi, chúng vẫn triệt để sử dụng các thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam. Do đó, bên cạnh việc chủ động hoàn thiện thể chế, chính sách, các cơ quan, ban ngành chức năng cần tăng cường tuyên truyền, giúp cho quần chúng nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài cảnh giác, nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động; nhận diện các thông tin xấu, độc, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, tham gia đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc. Khuyến cáo người dân không tin, không nghe những thông tin trái chiều, chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội, chủ động theo dõi các trang tin chính thống của Đảng, Nhà nước, tránh bị kích động, xúi giục tham gia các hoạt động chống phá; không chia sẻ các thông tin sai sự thật, chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội. Tiếp tục hiến kế để góp phần điều chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế của chính sách pháp luật, góp phần xây dựng một xã hội văn hiến – văn minh – hiện đại, tạo đà xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển thịnh vượng.
Bài viết đã phân tích sâu sắc và toàn diện về vai trò của chính sách công trong việc định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời nhấn mạnh những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai các chính sách mới như Nghị định 168 và Nghị định 70. Điều quan trọng là bài viết cũng đã khẳng định rõ ràng sự cần thiết và tính đúng đắn của các chính sách này trong việc nâng cao kỷ cương pháp luật, bảo vệ quyền lợi người dân, chống hàng giả, hàng lậu và góp phần xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh.
Trả lờiXóaMột điểm đáng lưu ý là bài viết đã cảnh báo về thủ đoạn xuyên tạc, lợi dụng những khó khăn trong thực tiễn để kích động, tạo dư luận tiêu cực, chống phá chính sách của Đảng, Nhà nước. Những luận điệu “đánh bùn sang ao”, “ngăn sông cấm chợ” hay “tận thu” không chỉ sai lệch mà còn thể hiện âm mưu xuyên tạc nhằm phá hoại sự ổn định chính trị, kinh tế và an ninh xã hội của đất nước. Việc nhận diện và đấu tranh hiệu quả với các luận điệu này là hết sức cần thiết để bảo vệ niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Ngoài ra, bài viết cũng đã khẳng định sự đồng thuận, ủng hộ ngày càng cao của người dân đối với các chính sách thuế mới, đặc biệt là Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, bởi những tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững. Việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chân chính phát triển, góp phần làm giàu cho đất nước.
Cuối cùng, bài viết cũng gửi đi thông điệp quan trọng về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, giúp họ cảnh giác trước các thông tin xuyên tạc, sai sự thật. Đây là yếu tố then chốt để bảo đảm sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần xây dựng một đất nước phát triển ổn định, văn minh, hiện đại, tiến vào kỷ nguyên vươn mình với nền kinh tế hội nhập và bền vững.
Bài viết đã nêu bật vai trò thiết yếu của chính sách công trong việc định hướng sự phát triển bền vững của đất nước, đồng thời chỉ rõ những thách thức trong quá trình triển khai các quy định mới như Nghị định 168, Nghị định 70 và các luật thuế quan trọng. Điều này không chỉ đòi hỏi sự đồng thuận và thích nghi của người dân, doanh nghiệp mà còn cần sự nỗ lực không ngừng từ phía các cơ quan quản lý để hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thực thi. Những khó khăn ban đầu là điều tất yếu trong quá trình chuyển đổi và đổi mới nhằm xây dựng một xã hội kỷ cương, văn minh và phát triển toàn diện.
Trả lờiXóaĐiều quan trọng hơn cả là bài viết đã cảnh báo rõ ràng về thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch khi lợi dụng những băn khoăn, lo lắng của một bộ phận người dân để tạo ra làn sóng dư luận tiêu cực, chống phá chính sách của Đảng và Nhà nước. Các luận điệu sai lệch như “ngăn sông cấm chợ” hay “tận thu” không những bóp méo sự thật mà còn thể hiện ý đồ chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng, phân biệt rõ đúng sai trên không gian mạng là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sự ổn định chính trị - xã hội và giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Thêm vào đó, bài viết đã khẳng định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt như một công cụ phòng ngừa các tác hại về sức khỏe cộng đồng, đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh minh bạch. Việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là cơ sở để khuyến khích sản xuất kinh doanh chân chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự khách quan, đúng đắn trong việc ban hành và thực thi các chính sách mới.
Cuối cùng, việc đề cao vai trò tuyên truyền, nâng cao cảnh giác và nhận thức của người dân trước các thông tin xuyên tạc là yếu tố then chốt để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Mỗi công dân cần chủ động tiếp cận các nguồn tin chính thống, không chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng để góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại và phát triển. Qua đó, củng cố niềm tin vào con đường đổi mới, phát triển của đất nước và khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, hùng cường.
Bài viết đã làm nổi bật tầm quan trọng của chính sách công trong việc điều phối và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai các chính sách mới như Nghị định 168 và Nghị định 70. Đây là bước đi tất yếu trong lộ trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững. Việc hoàn thiện chính sách, đồng thời tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thích ứng là quá trình không thể tránh khỏi và cần được quan tâm, chỉ đạo sát sao.
Trả lờiXóaQuan trọng hơn, bài viết cũng cảnh báo về các thủ đoạn xuyên tạc của các tổ chức phản động, lợi dụng sự hiểu biết chưa đầy đủ của một số người dân để tạo ra các thông tin sai lệch, kích động tâm lý bất mãn, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Những luận điệu như “ngăn sông cấm chợ”, “tận thu” hoàn toàn không có cơ sở, thể hiện mưu đồ phá hoại chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ổn định của đất nước. Do vậy, cần nâng cao cảnh giác, nhận diện và phản bác kịp thời những luận điệu sai trái này nhằm giữ gìn sự ổn định chính trị và trật tự xã hội.
Bài viết cũng nêu bật những lợi ích thiết thực từ chính sách thuế mới, đặc biệt là Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng lậu không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn tạo môi trường kinh doanh công bằng, giúp các doanh nghiệp chân chính phát triển, góp phần nâng cao năng lực kinh tế quốc gia. Đây là minh chứng cho sự đúng đắn, kịp thời của các chính sách nhằm phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội.
Cuối cùng, bài viết gửi gắm thông điệp rằng sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân đối với chính sách là yếu tố then chốt để tạo nên sự phát triển bền vững. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, đồng thời tăng cường đấu tranh, phản bác các thông tin xấu độc trên không gian mạng. Chỉ khi mỗi người dân có trách nhiệm, hiểu rõ và tin tưởng vào chính sách thì đất nước mới có thể bước vào kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ, văn minh và hiện đại như mong muốn của toàn dân, toàn Đảng.