Thứ Hai, 30/06/2025, 06:42
Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và không tổ chức cấp huyện là một bước đi chiến lược của Đảng, Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả quản lý và tạo tiền đề thúc đẩy phát triển bền vững. Chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đang được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, nhận được sự đồng thuận, ủng cao của toàn Đảng, toàn dân. Tuy nhiên với âm mưu chống phá, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội lại liên tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc, đả phá nhằm gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Nhận diện những luận điệu bôi nhọ, xuyên tạc trên không gian mạng
Vừa qua, Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với nội dung trọng tâm sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; các quy định tại Chương IX để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Đồng thời, Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện… Đây được coi là dấu ấn lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khởi đầu cho cuộc cách mạng sâu sắc về thể chế, thể hiện tư duy đổi mới trong tổ chức hệ thống chính trị và quản trị quốc gia; là cơ sở hiến định cho việc thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, đứng ngoài xu hướng trên, nhiều trang mạng của các tổ chức, cá nhân thù địch, phản động đăng tải những bài viết, ý kiến xuyên tạc, chống phá. Chúng cho rằng, sáp nhập là do “ý chí chủ quan” của cá nhân nhằm “ghi điểm, tạo dấu ấn” hoặc “triệt hạ đối thủ”; “sáp nhập một thời gian rồi sẽ tách ra vì lợi ích cá nhân”; “sáp nhập, tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức cũng chỉ vì lợi ích nhóm”... Chúng rêu rao, tinh gọn bộ máy đã vi phạm dân chủ, “tập trung hóa quyền lực về tay một nhóm lãnh đạo”; việc sáp nhập các đơn vị, hợp nhất bộ máy chỉ là hình thức bề ngoài, tốn kém ngân sách, tiền của của nhân dân; ngụy biện “Việt Nam không có tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy”…
Một số luận điệu cho rằng, việc sáp nhập làm “dân khổ hơn, xa chính quyền hơn” do phải đi xa hơn để làm thủ tục hành chính, cơ chế quản lý “hà khắc hơn”. Một số cá nhân cơ hội chính trị thổi phồng những trường hợp cán bộ tình nguyện về nghỉ hưu sớm chưa nhận được các chế độ, chính sách theo Nghị định 178 của Chính phủ hoặc những trường hợp chưa kịp bố trí công việc mới, từ đó kích động gây dư luận tiêu cực, hoài nghi về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong khi đó, một số đối tượng lại bôi nhọ việc hỗ trợ tài chính cho người nghỉ trước tuổi khi sáp nhập là “đốt tiền dân”! Ngoài ra, chúng lợi dụng tâm lý băn khoăn trước định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp và tiếp tục tinh giản biên chế để kích động tư tưởng chống đối trong nội bộ, nhất là số cán bộ bị “mất ghế” sau sáp nhập.
Các đối tượng còn tập trung kích động vào tâm lý hoài cổ, sự gắn bó với tên gọi làng xã, địa phương cũ, từ đó kích động dư luận với các luận điệu như: “sáp nhập là xóa sổ làng quê”, “xóa bỏ truyền thống tổ tiên”, “đánh mất bản sắc dân tộc”... Chúng đưa ra nhiều video, hình ảnh cảm tính, cắt dán như cổng chào bị tháo dỡ, tên làng biến mất để khiến người dân hiểu sai về bản chất chủ trương sáp nhập. Bên cạnh đó, các đối tượng lợi dụng phản biện xã hội, dưới danh nghĩa tổ chức “xã hội dân sự” lập ra các trang mạng, kênh YouTube, blog với tên gọi “trung tâm nghiên cứu”, “viện độc lập”, “chuyên gia phân tích chính sách”… để trình bày các nội dung dưới hình thức học thuật nhưng thực chất là cắt ghép thông tin, bóp méo mục tiêu của cải cách, xuyên tạc, thổi phồng hệ quả tiêu cực gây hoài nghi về hiệu quả cải cách. Chúng kích động tâm lý chống đối trong xã hội, tiến tới thực hiện hoạt động “bất tuân dân sự”. Đây vốn là biểu hiện nguy hiểm của chủ nghĩa dân túy trong kỷ nguyên truyền thông xã hội hiện nay nhằm thực hiện các âm mưu gây rối, biểu tình, tiến tới bạo loạn lật đổ chính quyền nhân dân. Hình thức này ngụy tạo “ấn tượng khách quan, khoa học” nhằm đánh lừa người đọc, nhất là giới trẻ và người thiếu các kinh nghiệm, gây hoang mang, hoài nghi trong dư luận.
Cần nhìn nhận đúng đắn về chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy phù hợp của hệ thống chính trị để xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, thực hiện, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đem đến cho nước ta những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo thế và đà để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, kém hiệu quả, điều này đặt ra yêu cầu cấp bách thực hiện quyết liệt “cuộc cách mạng” nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự tinh gọn. Tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Mục tiêu của công cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy là xây dựng một hệ thống chính trị gọn nhẹ, minh bạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo chức năng, lãng phí nguồn lực. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá khách quan và toàn diện, có thể thấy tổ chức của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập… Trong bài viết có tựa đề “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thẳng thắn chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế của tổ chức bộ máy như: Việc đổi mới công tác cán bộ vẫn chưa có đột phá lớn; nhận thức và hành động của một số cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu chưa đầy đủ và sâu sắc, quyết tâm chưa cao; tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng giẫm, chồng chéo; chi phí vận hành hệ thống tổ chức quá lớn, chiếm tới 70% tổng chi ngân sách thường xuyên của Nhà nước…
Nhận thức rõ vấn đề, Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đã, đang tập trung cao độ lãnh đạo thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Một bộ máy tinh gọn, vận hành linh hoạt không chỉ giúp phát triển bền vững, mà còn tăng khả năng thích ứng với biến động toàn cầu. Việc cắt giảm thủ tục hành chính, loại bỏ điểm nghẽn trong hệ thống quản lý tạo thuận lợi hơn cho môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển nội tại mà còn giúp Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính vì thế, chỉ trong thời gian ngắn, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như Kết luận số 121 - KL/TW, Kết luận số 126 - KL/TW, Kết luận số 127 - KL/TW, Kết luận số 128 - KL/TW, Công văn số 43 - CV/BCĐ, Nghị quyết số 60 - NQ/TW…
Việc sắp xếp các đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là một bước đi đột phá nhằm khắc phục tình trạng phân tán nguồn lực, bộ máy cồng kềnh, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và cuối cùng là mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân. Để hiện thực hóa những chủ trương nêu trên đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về mặt thể chế, pháp lý mà Hiến pháp chính là nền tảng vững chắc cho sự thay đổi mang tính hệ thống này. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ, sự đồng thuận của toàn Đảng, toàn dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Chưa bao giờ trong lịch sử hiện đại của đất nước, vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước lại được đặt ra với quyết tâm chính trị và quy mô cải cách sâu rộng như hiện nay. Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy lần này là sự thay đổi có tính hệ thống, toàn diện với mục tiêu cao nhất là làm cho đất nước mạnh lên, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực và phục vụ nhân dân tốt hơn. Thông qua hội nghị các cấp, các cuộc tiếp xúc cử tri, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cũng thông tin kịp thời, giải đáp thắc mắc, tiếp thu kiến nghị của cử tri về công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy và nhận được sự đồng tình, ủng hộ, thống nhất rất cao của các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động hội thảo, tọa đàm về chủ đề này cũng được tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Giới chuyên gia, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân bày tỏ kỳ vọng lớn vào cuộc cách mạng mới của đất nước, đồng thời có nhiều hiến kế, đề xuất, kiến nghị có giá trị, sát thực tiễn nhằm góp phần thực hiện thành công chủ trương lớn của Đảng hướng đến xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy có tính ổn định lâu dài, có tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển chung của đất nước, bảo đảm phù hợp với các yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống, tôn giáo, dân tộc, quốc phòng, an ninh và gắn kết chặt chẽ với các vấn đề địa chính trị, địa lý, địa kinh tế, địa văn hóa, địa dân cư; tạo lập không gian cho sự phát triển bền vững. Hoạt động này không chỉ thu hút sự quan tâm của nhân dân trong nước mà còn thu hút sự quan tâm chú ý của truyền thông quốc tế. Nhiều chuyên gia, học giả quốc tế đã có những bài viết phân tích, đánh giá, bày tỏ tin tưởng vào quyết tâm mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong cải cách bộ máy. Trong hoạt động đối ngoại, khi tiếp xúc với nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo cấp cao các nước, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước ta cũng thông tin về chủ trương lớn này của Việt Nam, đồng thời nhận được sự quan tâm, tin tưởng của bạn bè quốc tế.
Vì vậy, trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, người dân cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, không chia sẻ trên mạng xã hội thông tin xấu độc, thất thiệt, thông tin chưa được kiểm chứng, nhất là thông tin từ số đối tượng mượn danh “phản biện”, “dân chủ” để chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân.
Bài viết đã làm rõ một bước đi chiến lược hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước của Đảng và Nhà nước ta — đó là việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và không tổ chức cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển bền vững. Đây không chỉ là yêu cầu khách quan để giải quyết những hạn chế, trùng chéo, cồng kềnh trong bộ máy hành chính hiện nay mà còn là nền tảng quan trọng để tăng cường năng lực điều hành, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và những thách thức toàn cầu.
Trả lờiXóaTuy nhiên, trong quá trình triển khai, việc xuất hiện những luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội đã gây hoài nghi, hiểu sai lệch về chủ trương lớn này. Những luận điệu như “sáp nhập là xóa sổ làng quê”, “tập trung quyền lực cho nhóm lãnh đạo” hay “lợi ích nhóm” không chỉ bóp méo sự thật mà còn cố tình chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, làm lung lay niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Đây là những thủ đoạn thâm độc nhằm phá hoại sự ổn định chính trị - xã hội và ngăn cản tiến trình đổi mới, phát triển của đất nước.
Bài viết cũng chỉ ra rõ ràng những tồn tại, hạn chế hiện nay của bộ máy hành chính như chi phí vận hành cao, trùng lặp chức năng, hoạt động kém hiệu quả mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh. Việc thực hiện tinh gọn bộ máy không chỉ giúp giảm gánh nặng ngân sách mà còn tạo ra một hệ thống chính trị minh bạch, hiệu lực, linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Sự đồng thuận của toàn Đảng, toàn dân và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị là yếu tố then chốt để thực hiện thành công chủ trương này.
Cuối cùng, trước những thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức, tỉnh táo trước các thông tin trên mạng xã hội, không chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng, không để kẻ xấu lợi dụng kích động tư tưởng tiêu cực. Chỉ khi toàn xã hội đồng lòng tin tưởng và ủng hộ, công cuộc đổi mới tổ chức bộ máy mới thật sự mang lại hiệu quả, góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển thịnh vượng, hiện đại, xứng đáng với sự kỳ vọng của nhân dân và bạn bè quốc tế.
Bài viết đã phân tích rất sâu sắc và toàn diện về chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước, đặc biệt là việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi mang tính chiến lược, cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Việc tinh giản bộ máy không chỉ giúp tiết kiệm nguồn lực ngân sách nhà nước mà còn khắc phục tình trạng trùng lặp chức năng, nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và tạo môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Trả lờiXóaTuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng, trong quá trình triển khai, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội đã lợi dụng những băn khoăn, khó khăn nhất định trong giai đoạn chuyển đổi để tung ra những luận điệu xuyên tạc, gây hoài nghi, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Những luận điệu như “xóa sổ làng quê”, “tập trung quyền lực”, “lợi ích nhóm” hoàn toàn là chiêu trò nhằm làm mất niềm tin của nhân dân, ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và sự phát triển của đất nước. Người dân cần tỉnh táo, dựa trên thông tin chính thống và đánh giá khách quan để hiểu đúng, ủng hộ chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.
Sự quyết tâm lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò tiên phong của Tổng Bí thư Tô Lâm trong việc chỉ đạo cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy là minh chứng cho khát vọng xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, hiệu quả. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế, tạo sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chính vì vậy, mỗi người dân cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc không chia sẻ, lan truyền những thông tin sai lệch, đồng thời chủ động tham gia đóng góp ý kiến xây dựng để góp phần thực hiện thành công chủ trương này, vì một Việt Nam phát triển bền vững, thịnh vượng.
Chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính của Đảng và Nhà nước là một cuộc cách mạng toàn diện, có tầm nhìn chiến lược nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và không tổ chức cấp huyện đã được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt pháp lý, thể chế, và nhận được sự đồng thuận rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Đây là minh chứng cho sự đổi mới tư duy và quyết tâm chính trị cao độ của lãnh đạo Đảng ta, nhất là trong bối cảnh cần tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.
Trả lờiXóaĐáng tiếc là những thành tựu và lợi ích rõ ràng của chủ trương này lại bị bóp méo, xuyên tạc bởi các thế lực thù địch, phản động với nhiều luận điệu sai lệch, từ việc cho rằng sáp nhập là “xóa bỏ truyền thống”, “lợi ích nhóm” đến kích động tâm lý hoài cổ, hoài nghi chủ trương. Những chiêu trò này không chỉ gây mất đoàn kết trong xã hội mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng tới ổn định chính trị, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Cộng đồng mạng và người dân cần thận trọng, nâng cao ý thức cảnh giác, không để những luận điệu xuyên tạc lôi kéo, kích động.
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước là yêu cầu khách quan, phản ánh sự quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng một hệ thống chính trị minh bạch, hiệu quả, vì lợi ích chung của toàn dân. Sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân chính là nền tảng vững chắc để thực hiện thành công công cuộc cải cách này. Đồng thời, người dân cũng nên tích cực tham gia vào quá trình phản biện xây dựng, góp ý cải tiến các chính sách để đảm bảo mọi thay đổi đều hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, khẳng định vị thế đất nước trong khu vực và trên thế giới.