Thứ Sáu, 06/06/2025, 07:13
Báo CAND mới đây đã cảnh báo về thủ đoạn dụ dỗ, kích động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia biểu tình chống phá đất nước. Thực tế cho thấy, một số thanh niên, học sinh, lưu học sinh, người lao động bất hợp pháp đã bị đối tượng phản động lưu vong lôi kéo tham gia hoạt động biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Anh nhằm mục đích tạo lập hồ sơ “tị nạn chính trị” để được cư trú lâu dài ở nước ngoài.
Khi đôi bên cùng lợi dụng lẫn nhau
“Tôi tham gia các cuộc tụ tập đông người, biểu tình là để chụp ảnh, làm hồ sơ xin “tị nạn chính trị” để được cư trú lâu dài tại Vương quốc Anh, hoàn toàn không có động cơ, mục đích chống Đảng, Nhà nước” - trong nội dung bản cam kết, N.V.H (trú tại Hải Phòng), một người đã từng bị lôi kéo, kích động tham gia biểu tình tại Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh kể lại.
Theo lời kể của N.V.H, khoảng đầu năm 2010, qua công ty môi giới, H được bố mẹ làm thủ tục cho đi du học tại Vương quốc Anh. Cùng năm đó, H hoàn tất các thủ tục rồi theo học chuyên ngành kinh tế tại một trường đại học tại Anh; thời gian học khoảng 2,5 năm với mức học phí 11 đến 12 nghìn bảng Anh/năm. Sau khi học xong, N.V.H trốn ở lại làm nail, bị bắt giữ nhưng sau đó được chủ nhà bảo lãnh. Sau khoảng 5 năm sinh sống ở nước ngoài, H đã có 3 người con. Đầu năm 2017, do có nhu cầu định cư lâu dài tại Vương quốc Anh, H lên mạng tìm hiểu và được một đối tượng quen biết trên mạng xã hội hướng dẫn các thủ tục làm hồ sơ xin định cư lâu dài.
Để được định cư tại Anh, N.V.H đã 3 lần tham gia các cuộc biểu tình do các tổ chức “Tập hợp thanh niên dân chủ”; “Nhân quyền quốc tế” tổ chức trước Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh. Các cuộc biểu tình kêu gọi trả tự do cho số đối tượng chống đối trong nước bị bắt, xử lý như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Lê Đình Lượng, Trần Thị Nga… và ký tên vào “kiến nghị thư” xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Sau đó, H nhờ người chụp ảnh làm bằng chứng phục vụ làm hồ sơ xin tị nạn chính trị để được cư trú lâu dài tại Vương quốc Anh. Ngoài ra, N.V.H còn sử dụng facebook cá nhân để chia sẻ các bài viết xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam của tổ chức Việt Tân, Tập hợp thanh niên dân chủ…
Vào thời điểm đó, mặc dù N.V.H đã thực hiện hoạt động theo chỉ đạo của các đối tượng phản động nhưng mục đích của anh ta vẫn không thành. Do cơ quan chức năng quản lý cư trú của nước sở tại thay đổi chính sách, siết chặt quy định đối với các trường hợp định cư theo diện “tị nạn chính trị” nên hồ sơ của N.V.H đã bị từ chối sau khi phỏng vấn trực tiếp… Lúc này, N.V.H đã nhìn rõ bản chất của Việt Tân và Nguyễn Văn Đài nên cam kết không tham gia.
“Tôi tham gia duy nhất một buổi tụ tập, biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại London, Vương quốc Anh. Tôi không nắm được các cuộc biểu tình này do “Việt Tân tổ chức” không có động cơ, mục đích chống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đến nay, sau khi được chính quyền nước sở tại cho định cư lâu dài, cấp quốc tịch, tôi đã tập trung lao động, phát triển kinh tế gia đình; không quan hệ với số đối tượng phản động, chống đối và không tham gia bất kỳ cuộc tụ tập, biểu tình nào khác”- chị L.T.T cho biết.
Nhớ lại những việc đã làm, chị L.T.T ân hận kể lại: Hơn chục năm trước, chị xuất cảnh theo tuor du lịch sang Ba Lan, Pháp bằng đường bộ. Đến tháng 12/2014, chị được một đối tượng trong đường dây môi giới nhập cảnh bất hợp pháp đưa sang Vương quốc Anh (trốn trong container) và sắp xếp lưu trú tại London. Toàn bộ chi phí đi lại, nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh đều do chồng của T chi trả, với chi phí khoảng 20 nghìn USD. “Để có thể cư trú lâu dài và làm việc tại Vương quốc Anh, tôi đã nhờ tư vấn về cách lập hồ sơ để xin chính quyền nước sở tại cấp quy chế “tị nạn chính trị” nhằm định cư lâu dài”- L.T.T cho biết.
Và theo hướng dẫn của người này, T đã tham gia buổi tụ tập, biểu tình do Việt Tân liên kết “Phong trào con đường Việt Nam”, “Tập hợp thanh niên dân chủ” tổ chức trước trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Anh nhằm kêu gọi trả tự do cho số đối tượng chống đối chính trị trong nước bị bắt, xử lý như Nguyễn Xuân Nghĩa, Tạ Phong Tần…
Trong các buổi tụ tập, L.T.T đã cầm ảnh số đối tượng chống đối với nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam; vận động chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế can thiệp, yêu cầu Việt Nam trả tự do cho số này. Sau khi trở về nước, được các cán bộ Công an phân tích, L.T.T đã thừa nhận sai phạm của bản thân.

Vạch trần bản chất
Ngoài mục đích tị nạn chính trị, một số đối tượng tham gia các hoạt động biểu tình ở nước ngoài còn vì mục đích kinh tế. Trường hợp của H.V.P là một ví dụ. Trước đó, H.V.P xuất cảnh sang Vương quốc Anh du học trong thời gian 2,5 năm. Trong quá trình sinh sống và học tập tại Anh, H.V.P cũng được một người quen tư vấn để định cư lâu dài tại đây. Theo hướng dẫn của người này, P đã tham gia 5 cuộc biểu tình do một số đối tượng tổ chức trước Đại sứ quán Việt Nam tại Anh nhằm mục đích kêu gọi trả tự do số đối tượng chống đối chính trị trong nước bị bắt và xử lý. Sau khi kết thúc các cuộc biểu tình, P đã nhận được 30 bảng Anh.
Theo lời của P thì anh ta chỉ biết nhận tiền mà không hỏi người hướng dẫn là tiền từ đâu mà có. “Tôi biết Việt Tân là tổ chức phản động chống Đảng, Nhà nước, có trụ sở tại Mỹ nhưng không biết âm mưu, ý đồ hoạt động cũng như số thành viên tham gia tổ chức ở trong và ngoài nước”- P khai khi làm việc với cơ quan Công an.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết những người tham gia hoạt động tụ tập biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh thời gian qua đều với mục đích nhằm được định cư lâu dài ở nước sở tại hoặc để nhận được tiền bạc. Đối tượng lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động chống phá này là Nguyễn Văn Đài và số thành viên của Hội anh em dân chủ. Đây là sự kết hợp “đôi bên cùng có lợi”. Một bên muốn định cư ở lại. Với Nguyễn Văn Đài, việc đứng ra làm chứng tại toà, mỗi trường hợp, Đài có thể bỏ túi được vài nghìn USD.
Chúng tôi nhận thấy rằng, với thông tin hiện nay, chắc chắn họ biết Việt Tân, biết Nguyễn Văn Đài là ai. Thế nhưng chỉ vì cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả lâu dài. Chưa biết có được ở lại nước ngoài định cư như lời hứa hẹn của Nguyễn Văn Đài và các thành viên của Việt Tân nhưng mỗi trường hợp đều phải mất vài nghìn USD để nộp lệ phí. Và nỗi ê chề của những người đã làm tổn hại đến quê hương, đất nước, khi đó đâu phải chỉ mỗi họ phải gánh chịu.
Hoạt động của hội, nhóm chủ yếu do Nguyễn Văn Đài và số đối tượng phản động lưu vong khác sử dụng tài khoản ảo đăng tải, chia sẻ bài viết, hình ảnh, video clip từ trang facebook của Việt Tân, trang mạng của các đài báo nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam. Đồng thời lợi dụng tình hình chính trị thế giới, tình hình chính trị xã hội trong nước, vấn đề dân chủ, nhân quyền, các sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước ta... để đăng tải bài viết có nội dung xuyên tạc, nói xấu, bôi lem chế độ, tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân chống phá Đảng, Nhà nước.
Nguyễn Văn Đài cũng thường xuyên tổ chức phát livestream, hội thoại trực tuyến tại Đức với các thành viên của tổ chức phản động, khủng bố Việt Tân, qua đó lồng ghép thông tin xuyên tạc tình hình trong nước. Theo phản ánh của một số người bị lôi kéo tham gia biểu tình tại Anh thì Đài và các thành viên của tổ chức đã thu của mỗi hồ sơ tị nạn chính trị khoảng 10 nghìn bảng Anh. Riêng đối tượng Nguyễn Văn Đài đứng ra làm chứng trực tiếp tại toà thu khoảng 3.000 bảng Anh/lần.
Người Việt Nam ở bất kỳ đâu vẫn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của dân tộc. Bởi thế, trước khi hành động điều gì ảnh hưởng đến quê hương, đất nước cần phải cảnh giác không mắc mưu kẻ xấu, không vì những lợi ích cá nhân mà làm điều phản dân, hại nước.
Bài viết là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về thủ đoạn nham hiểm của các tổ chức phản động như Việt Tân, “Hội anh em dân chủ”, đặc biệt là đối tượng Nguyễn Văn Đài – kẻ đang tìm mọi cách lợi dụng thân phận người Việt ở nước ngoài để phục vụ mưu đồ chính trị đen tối, trục lợi cá nhân và chống phá Tổ quốc. Đáng buồn thay, vì thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin hoặc vì mục tiêu định cư, kinh tế mà không ít người Việt tại nước ngoài, nhất là một bộ phận học sinh, sinh viên, lao động bất hợp pháp đã vô tình tiếp tay cho những hoạt động phản động, tiếp nhận các luận điệu xuyên tạc, chống phá mà không nhận thức đầy đủ hậu quả mà nó gây ra cho quốc gia, dân tộc.
Trả lờiXóaKhông thể viện cớ “không có mục đích chống phá” để biện minh cho hành vi tham gia các cuộc biểu tình, tụ tập trái phép, giơ biểu ngữ phản đối chính quyền, ký tên vào các kiến nghị xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Dù động cơ cá nhân là để xin “tị nạn chính trị”, nhưng hành vi đó – dưới góc độ bản chất – đã gián tiếp làm tổn hại đến uy tín quốc gia, cổ súy cho các luận điệu sai lệch, làm vấy bẩn hình ảnh đất nước trên trường quốc tế. Điều nguy hiểm hơn là, với mỗi hành động như thế, các tổ chức phản động lại có thêm tư liệu, hình ảnh để “hợp thức hóa” luận điệu tuyên truyền của chúng, tạo cớ gây sức ép ngoại giao, bịa đặt các bản báo cáo sai sự thật về tự do, nhân quyền tại Việt Nam.
Nguyễn Văn Đài và đồng bọn đang biến những khát vọng chính đáng như cư trú hợp pháp, ổn định cuộc sống của kiều bào ta thành một công cụ để thu lợi bất chính, thậm chí dựng nên “công nghiệp chống phá” bằng cách thu tiền hàng nghìn bảng từ mỗi hồ sơ, buôn bán danh dự và lòng yêu nước của chính đồng bào mình. Đây không chỉ là hành vi vô đạo đức mà còn là tội ác chính trị, phản bội dân tộc, tiếp tay cho những kẻ mưu toan lật đổ chế độ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người Việt Nam, dù ở đâu trên thế giới, cũng là một phần không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mỗi hành động, mỗi lựa chọn, mỗi phát ngôn đều cần đặt lợi ích đất nước lên trên hết. Lòng yêu nước không thể bị đánh đổi bằng những lợi ích trước mắt, không thể được thể hiện bằng cách đứng dưới lá cờ của kẻ thù, cầm biểu ngữ xuyên tạc đất nước mình. Nếu vì một lá đơn “tị nạn chính trị” mà đánh mất lương tri, danh dự và cả niềm tự hào về nguồn cội, thì liệu sự an cư nơi đất khách có thực sự mang lại giá trị hay chỉ là sự tha hương ê chề?
Chúng ta cần kiên quyết lên án các hành vi lợi dụng chính trị để trục lợi cá nhân, đồng thời kêu gọi cộng đồng người Việt ở nước ngoài hãy tỉnh táo, cảnh giác, không để bị lợi dụng, lôi kéo. Hãy giữ vững bản lĩnh, đạo đức và truyền thống yêu nước chân chính – đó mới là cách đúng đắn để sống xứng đáng với tổ tiên, với nguồn cội, và với tương lai tốt đẹp mà đất nước đang từng ngày kiến tạo cho chính những người con xa xứ.
Thực tế được nêu trong bài viết là một minh chứng sinh động cho sự thật rằng: nhiều đối tượng phản động lưu vong như Nguyễn Văn Đài, Việt Tân… đang lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, tâm lý bất ổn và nhu cầu sinh sống hợp pháp của một bộ phận người Việt ở nước ngoài để biến họ thành công cụ phục vụ cho mưu đồ chính trị phản quốc. Đó là sự “đánh đổi” đau lòng giữa lương tâm và tấm vé cư trú, giữa lòng yêu nước chân chính với đồng tiền nhơ bẩn của kẻ phản động.
Trả lờiXóaCó thể, với những người như N.V.H hay L.T.T, khi bước chân vào các cuộc tụ tập, giơ biểu ngữ đòi “tự do cho các tù nhân lương tâm” hay ký tên vào các bản “kiến nghị” chống đối, họ nghĩ đơn giản rằng mình chỉ đang làm một thủ tục để xin được ở lại, không nhằm mục đích chống phá. Nhưng cái sai ở đây không phải chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn là sự mù mờ nhận thức, sự thờ ơ với hậu quả lan truyền của một hành vi chính trị sai lệch.
Khi một bức ảnh được chụp lại, một bài viết xuyên tạc được chia sẻ từ tài khoản cá nhân, nó không còn là câu chuyện cá nhân nữa. Nó trở thành “bằng chứng sống” để các tổ chức phản động tuyên truyền, đánh bóng hình ảnh, kêu gọi quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đó là cách các tổ chức như Việt Tân từng bước bôi nhọ thể chế, gây sức ép lên Nhà nước ta trên trường quốc tế.
Đáng lo ngại hơn là sự “chuyên nghiệp hóa” của những đường dây phản động: chúng tổ chức biểu tình, dựng kịch bản, thuê người, huấn luyện câu trả lời, thậm chí lên lịch chụp ảnh và “làm truyền thông”. Người Việt Nam cần hiểu rằng, một khi đã trở thành “diễn viên” trong vở kịch chính trị của phản động thì dù mục đích là định cư hay tiền bạc, kết cục vẫn là một vết nhơ khó gột rửa trong danh dự của người con đất Việt.
Chúng ta mong rằng, cộng đồng kiều bào sẽ tỉnh táo hơn, không vì phút nhẹ dạ mà đánh đổi phẩm giá, không vì mục tiêu cá nhân mà tổn thương đến hình ảnh quốc gia. Đã đến lúc không chỉ nhận thức mà còn phải có hành động cụ thể: mạnh dạn tố cáo hành vi dụ dỗ, lên án việc lợi dụng chính trị để trục lợi, và góp phần xây dựng cộng đồng người Việt ở nước ngoài đoàn kết, chân chính, yêu nước thực sự.
Đọc bài viết này, không khỏi cảm thấy xót xa khi chứng kiến một bộ phận người Việt vì mục tiêu cá nhân mà sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ trước thủ đoạn thâm độc của các thế lực phản động. Những kẻ như Nguyễn Văn Đài không chỉ là “con buôn chính trị” mà còn là biểu tượng của sự phản bội: phản bội dân tộc, phản bội đồng bào, phản bội cả đạo lý làm người khi biến đồng hương của mình thành “quân cờ” cho mưu đồ chống phá đất nước.
Trả lờiXóaThực chất của những cuộc biểu tình “tị nạn chính trị” là một kịch bản được dàn dựng tỉ mỉ: ai giơ biểu ngữ, ai hô khẩu hiệu, ai chụp ảnh, đăng bài, ai cung cấp “giấy chứng nhận” để trình cơ quan xét duyệt… Tất cả được thiết kế không khác gì một “dịch vụ trọn gói”. Và điều đau đớn là, không ít người Việt – do thiếu hiểu biết hoặc bị dụ dỗ – đã tiếp tay cho trò lừa đảo đó, tưởng như là lối thoát cho cuộc sống, nhưng lại là cái bẫy đạo đức và chính trị nguy hiểm.
Một đất nước có thể tha thứ cho những lỗi lầm, nhưng không thể làm ngơ trước những hành vi tiếp tay cho phản động. Tổ quốc có thể rộng lòng bao dung, nhưng nhân dân không thể chấp nhận việc danh dự quốc gia bị đem ra trao đổi trên bàn cờ chính trị của kẻ thù. Càng không thể chấp nhận khi một số người cố tình “không biết” Việt Tân là tổ chức khủng bố, “không rõ” mục đích của biểu tình, dù thông tin về bản chất phản động, nguy hiểm của chúng đã được công bố rộng rãi nhiều năm qua.
Mỗi hành động sai trái như vậy không chỉ khiến người trong cuộc bị tổn thương danh dự, mà còn làm lu mờ hình ảnh của cộng đồng người Việt ở nước ngoài – vốn luôn được Đảng, Nhà nước coi trọng, quan tâm và xem là một phần máu thịt của dân tộc. Người Việt ở nước ngoài, đặc biệt là giới trẻ, cần hiểu rằng: lòng yêu nước không thể thể hiện bằng việc đứng dưới cờ phản quốc, càng không thể được khẳng định bằng hành động xuyên tạc, phản bội cội nguồn.
Chúng ta cần lan tỏa những câu chuyện tỉnh ngộ, như lời kể của L.T.T, N.V.H… không phải để lên án cá nhân, mà để cảnh tỉnh cộng đồng. Hãy biến những trải nghiệm sai lầm đó thành bài học cho thế hệ mai sau. Hãy lên tiếng vì danh dự dân tộc, vì sự thật, vì đất nước – nơi mà từng tấc đất, từng con người đều là niềm tự hào. Không có tấm “thẻ cư trú” nào đáng giá bằng sự trong sạch của một người Việt yêu nước thật sự.