Thứ Hai, 23/06/2025, 08:28
Hiện nay, Việt Nam đã, đang tham gia và nghiêm túc thực hiện các cam kết về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị định, hiệp ước quốc tế, khu vực liên quan. Bất chấp những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ, thúc đẩy quyền tự do báo chí đã được các nước ghi nhận, đánh giá cao, một số cá nhân, tổ chức thù địch vẫn cố tình đưa ra những đánh giá mang tính áp đặt, định kiến về vấn đề này.
Những luận điệu xuyên tạc, đánh tráo bản chất
Với cái gọi là báo cáo “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2024” mà tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) tung ra hồi đầu tháng 5 vừa qua, họ đưa ra những thông tin, số liệu sai lệch để quy kết Việt Nam vi phạm tự do báo chí. Trong đó, RSF xếp Việt Nam thứ 174 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí và cho rằng, nguyên nhân khiến Việt Nam nằm trong “nhóm các quốc gia có nền báo chí tồi tệ nhất thế giới” là do “cầm tù nhà báo có hệ thống”! Bên cạnh đó, họ xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam quản báo chí theo chế độ “đăng ký”, “bị kiểm duyệt”, “hà khắc”, “trói buộc”... Họ rêu rao Việt Nam không có nhân quyền vì không có báo chí tư nhân, không có tự do báo chí; cho rằng tự do báo chí là không bị quản lý, kiểm soát bởi bất kỳ lực lượng nào, thích viết gì thì viết, như thế mới là một xã hội có nhân quyền, mới có tự do báo chí! Từ việc xuyên tạc sự nghiệp lãnh đạo, quản lý đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam về báo chí, nhiều tổ chức và trang mạng xã hội phản động kêu gọi muốn có tự do báo chí, muốn dân chủ, nhân quyền thì phải thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Thậm chí, trong số những “nhà báo độc lập” theo cách gọi của RSF có cả những người chưa từng làm báo, chưa qua trường lớp báo chí, họ mới chỉ cần viết bài chống đối chính quyền trên mạng xã hội là được RFS tung hô, ca tụng. Rõ ràng, bằng việc mượn danh “tự do báo chí”, họ lấy cớ dựng chuyện, xuyên tạc, chống phá Việt Nam.
Không những vậy, một số cơ quan truyền thông phương Tây thiếu thiện chí với Việt Nam như BBC, RFI, RFA... và các hội nhóm, các cá nhân phản động trên Youtube, Facebook mỗi khi có sự kiện, vụ việc cụ thể liên quan đến báo chí lại la lối, suy diễn, xuyên tạc tình hình trong nước. Với sự giúp sức của các tổ chức thù địch, một số đối tượng phản động trong nước tự đứng ra thành lập các hội nhóm phi pháp nhằm cổ súy cho cái gọi là “tự do báo chí”, “xã hội dân sự” theo mưu đồ của chúng, ra sức tung hô, cổ súy, ca ngợi những kẻ được gán cho những mỹ từ như “nhà báo tự do”, “nhà đấu tranh dân chủ”, “nhà bất đồng chính kiến” mà thực ra đó là những người vi phạm pháp luật, đã bị pháp luật Việt Nam xử lý. Với những thông tin sai lệch, xuyên tạc về tự do báo chí tại Việt Nam còn tạo ra cái nhìn thiên lệch, thiếu thiện cảm của quốc tế về Việt Nam; có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá của các tổ chức quốc tế, các quốc gia về vấn đề nhân quyền và trình độ phát triển xã hội Việt Nam.
Tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người nhưng quyền này luôn có giới hạn và phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định như vậy. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948) khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung”.
Như vậy, tự do báo chí theo cách mà các thế lực thù địch, phản động liên tục tuyên truyền là đề cao tư tưởng của các cá nhân, không đi kèm trách nhiệm và các khuôn khổ luật pháp, đạo đức xã hội, không quan tâm hoặc xem nhẹ những hệ quả gây ra cho xã hội, cộng đồng. Điều đó đi ngược lại với cả chính những nước mà các thế lực thù địch, phản động dẫn chứng và khác rất xa với tự do ngôn luận, tự do báo chí chân chính là phải có trách nhiệm với sự phát triển tiến bộ của xã hội và nhân loại.
Tự do báo chí, tự do ngôn luận không phải bất chấp giới hạn
Tự do báo chí được coi như một trong những nền tảng để các cá nhân, tổ chức nói lên ý kiến, chia sẻ quan điểm và ý tưởng, cũng như tham gia các cuộc thảo luận, tranh luận và thực hiện chức năng phản biện nhằm giúp xã hội phát triển. Nhưng báo chí và hoạt động báo chí phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật của mỗi quốc gia để không trở thành “báo chí vô chính phủ”. Trên thế giới, ở hầu hết các quốc gia luôn có những hệ thống tư tưởng chính trị chi phối báo chí ở các cách thức khác nhau. Thực tế cho thấy, báo chí của một quốc gia đều thể hiện hình thức và đặc thù của cấu trúc xã hội cũng như thể chế chính trị của quốc gia đó.
Nói cách khác, tự do báo chí, ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải gắn với chế độ chính trị, điều kiện xã hội, nền tảng đạo đức, pháp lý trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện và bối cảnh cụ thể mà đưa ra những giới hạn nhất định đối với việc thực hiện tự do ngôn luận của công dân. Ở Mỹ, giới hạn của tự do ngôn luận được thể hiện chủ yếu qua án lệ của các tòa án, đặc biệt là Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn có tính chất khiêu dâm, tục tĩu, phỉ báng, xúc phạm, gây hấn... Tại Anh, Chính phủ ban hành một đạo luật đóng thành tập dày đến 960 trang, gồm 67 điều và dẫn ra 3.980 trường hợp áp dụng cụ thể hạn chế quyền tự do báo chí trong phạm vi nhất định. Theo đó, những bài báo làm tổn hại thanh danh về nghề nghiệp cá nhân thuộc loại thứ nhất bị hạn chế. Khi làm tổn hại đến các chính sách và các cơ quan nhà nước, đến luật pháp, tôn giáo, đạo đức bị coi thuộc loại thứ hai bị hạn chế. Đối với Singapore, Bộ Truyền thông và Thông tin là đơn vị quản lý nội dung đối với cơ quan báo chí và các nhà cung cấp thông tin trên internet. Theo đó, Singapore quản lý chặt chẽ báo chí, trong đó quy định các thông tin gây ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh quốc gia, sự ổn định và thông tin gây ảnh hưởng không tốt tới chỉnh phủ và xã hội sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật…
Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và trên thực tế, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân. Khi giành được chính quyền, Hiến pháp năm 1946 đã hiến định quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản và các quyền tự do khác của công dân tại Điều 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Những quyền cơ bản này đã được hiến định xuyên suốt trong các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và nay là Hiến pháp năm 2013 luôn nhất quán khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân.
Luật Báo chí năm 2016 đã quy định về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Điều 13 nêu: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”. Đồng thời, khoản 2, Điều 13 luật này quy định rõ: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”.
Trên cơ sở hành lang pháp lý được quy định rõ ràng, cụ thể, thực tiễn hoạt động của báo chí Việt Nam rất sôi động với nhiều thành tựu nổi bật. Báo chí đã thể hiện vai trò xung kích trên nhiều lĩnh vực, góp phần định hướng dư luận, giữ ổn định chính trị, biểu dương kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, đẩy lùi nạn tham nhũng, tiêu cực... Báo chí thật sự là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội. Đảng, Nhà nước ta luôn tạo điều kiện thuận lợi để quyền tự do báo chí của nhân dân được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Các cơ quan báo chí ở Việt Nam ngày càng thể hiện rõ vai trò, chức năng phản biện xã hội của mình.
Bên cạnh đó Đảng, Nhà nước ta luôn tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, hãng thông tấn nước ngoài đến tác nghiệp tại Việt Nam với gần 40 hãng truyền thông quốc tế có mặt tại Việt Nam, trong đó có nhiều hãng lớn như CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo, Hãng thông tấn Asia (Hàn Quốc), Nhật báo kinh tế Aju (Hàn Quốc) và Hãng thông tấn Rossiya Segodnya (Nga)... Các cơ quan truyền thông quốc tế như CNN, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg và hầu hết kênh truyền thông lớn thế giới đều dễ dàng đến được với công chúng Việt Nam thông qua nhiều nền tảng chính thức, chính quy. Dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) vừa qua đã có 169 phóng viên quốc tế của 58 hãng thông tấn báo chí từ 17 quốc gia; hơn 700 phóng viên của 106 cơ quan báo chí trong nước đăng ký tác nghiệp. Qua đó, đã chuyển tải những hình ảnh, thước phim chân thật, sống động nhất ra thế giới về các hoạt động của Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của hàng triệu người dân Việt Nam từ mọi miền Tổ quốc.
Ngoài ra, sự hiện diện của nhiều hãng thông tấn, truyền thông quốc tế lớn của thế giới khiến hoạt động báo chí tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và quan trọng hơn là giúp công chúng dễ dàng tiếp cận thông tin nhiều chiều liên quan tới mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội. Với người dân, các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo, Instagram... hiện trở thành phương tiện hữu ích để họ chia sẻ, tiếp nhận thông tin, bày tỏ quan điểm cá nhân về mọi vấn đề. Nhờ mạng 4G đã bao phủ xấp xỉ 99,8% dân số nên người dân Việt Nam giờ đây có thể kết nối với các cơ quan, tổ chức hành chính từ Trung ương tới địa phương thông qua mạng xã hội để giải quyết các thủ tục hành chính, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng; thậm chí là thông báo các vấn đề, sự việc mà họ cho là tiêu cực trong cuộc sống.
Từ sự ra đời của tờ Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập (21/6/1925) tới nay, với 100 năm tuổi, báo chí cách mạng Việt Nam là một chứng nhân hàng đầu của lịch sử cách mạng Việt Nam với bao biến cố, thăng trầm. Ngày nay, những người làm báo đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, buộc phải thay đổi nhanh để thích ứng với những yêu cầu mới đang đặt ra, nhất là yêu cầu về công nghệ và nhu cầu của độc giả. Thế nhưng những sự thay đổi ấy không thể làm thay đổi bản chất của báo chí cách mạng Việt Nam. Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ hệ thống quy định pháp luật trong lĩnh vực báo chí ngày càng chặt chẽ, tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh đất nước và xu thế phát triển của thời đại, tạo cơ sở pháp lý, chỗ dựa vững chắc cho hoạt động và phát triển của báo chí. Nâng cao vai trò của các cơ quan báo chí của Đảng và Nhà nước trong định hướng dư luận, đẩy lùi những thông tin sai trái, đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng chính đáng của đông đảo quần chúng nhân dân…
Bài viết đã phân tích một cách sâu sắc và toàn diện về vấn đề tự do báo chí tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, đồng thời phản bác mạnh mẽ những luận điệu xuyên tạc, áp đặt từ các thế lực thù địch. Điều quan trọng mà chúng ta cần nhận thức rõ chính là tự do báo chí không thể và không nên được hiểu theo cách phi lý, không có giới hạn, buông lỏng quản lý để tạo ra một môi trường “báo chí vô chính phủ” gây hỗn loạn xã hội.
Trả lờiXóaViệt Nam luôn cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng đồng thời cũng đặt ra các giới hạn cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, an ninh trật tự và quyền lợi hợp pháp của công dân. Những tiêu chuẩn, quy định đó không hề trái ngược với nguyên tắc nhân quyền quốc tế, mà ngược lại là sự vận dụng phù hợp trong từng hoàn cảnh xã hội, bối cảnh lịch sử và điều kiện phát triển của đất nước.
Thực tế cho thấy, báo chí cách mạng Việt Nam đã và đang giữ vai trò rất quan trọng trong việc định hướng dư luận xã hội, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực và truyền tải những giá trị chân thật, tích cực của đất nước ra thế giới. Việc Đảng, Nhà nước tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí quốc tế tác nghiệp tại Việt Nam cũng như sự phát triển sôi động của truyền thông đa phương tiện đã minh chứng rõ nét cho sự minh bạch và tiến bộ trong công tác báo chí.
Cuối cùng, trong thời đại công nghệ số và truyền thông toàn cầu hiện nay, việc đảm bảo quyền tự do báo chí đi đôi với trách nhiệm và giới hạn hợp lý là nhiệm vụ không thể thiếu để xây dựng một nền báo chí phát triển bền vững, vừa phục vụ lợi ích của nhân dân, vừa giữ gìn ổn định chính trị xã hội. Những luận điệu xuyên tạc, kích động phá hoại chỉ làm tổn hại đến sự phát triển chung của đất nước và là điều cần phải kiên quyết đấu tranh, lên án.
Bài viết đã khẳng định một cách thuyết phục rằng tự do báo chí không phải là quyền lực vô hạn mà cần được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. Đây chính là điểm mấu chốt để phân biệt giữa báo chí chân chính và những luận điệu xuyên tạc, lợi dụng tự do báo chí để chống phá đất nước. Việt Nam đã và đang xây dựng một hệ thống pháp lý bài bản, chặt chẽ nhằm bảo đảm vừa thực thi quyền tự do ngôn luận của công dân, vừa duy trì ổn định chính trị, trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích quốc gia. Điều này thể hiện sự phát triển toàn diện, sáng suốt trong công tác quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước.
Trả lờiXóaSự đóng góp tích cực của báo chí cách mạng Việt Nam trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời tạo kênh truyền thông đa chiều, công khai minh bạch đã nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng truyền thông nước ngoài tác nghiệp tại Việt Nam cũng chứng tỏ sự cởi mở, minh bạch trong môi trường báo chí. Những luận điệu sai lệch của các tổ chức phản động nước ngoài và một số cá nhân chống đối trong nước không thể che giấu được thực tế khách quan và sự phát triển bền vững của nền báo chí cách mạng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội và công nghệ số đã tạo ra một môi trường truyền thông đa dạng, phong phú giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin và tham gia phản biện xã hội một cách tích cực, xây dựng. Tuy nhiên, việc giữ gìn sự lành mạnh, trung thực và có trách nhiệm trong truyền thông là yêu cầu cấp thiết mà các cơ quan báo chí và người làm báo cần thường xuyên nhắc nhở và thực hiện nghiêm túc. Đó cũng chính là con đường để bảo vệ và phát huy giá trị đích thực của tự do báo chí trong một xã hội văn minh, tiến bộ.
Bài viết đã chỉ rõ những ngộ nhận và xuyên tạc về tự do báo chí mà một số tổ chức, cá nhân thù địch thường xuyên lợi dụng để chống phá đất nước ta. Qua đó, chúng ta càng thấy rõ vai trò quan trọng của việc quản lý báo chí theo đúng pháp luật và đường lối chính trị của Đảng, Nhà nước. Tự do báo chí không phải là tự do vô giới hạn, mà phải đi đôi với trách nhiệm và các giới hạn pháp lý nhằm bảo vệ sự ổn định xã hội và lợi ích chung của nhân dân.
Trả lờiXóaViệt Nam đã thể hiện sự nghiêm túc trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về quyền tự do ngôn luận và báo chí, đồng thời duy trì những quy định phù hợp để tránh tình trạng báo chí bị lợi dụng để kích động, xuyên tạc, gây rối trật tự xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam luôn giữ vững sứ mệnh là công cụ tuyên truyền, định hướng dư luận và giám sát, phản biện xã hội hiệu quả, góp phần đẩy lùi các tiêu cực, bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền lợi của nhân dân.
Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện cũng là thách thức lớn đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ làm báo để đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin chính xác, đa chiều và có trách nhiệm. Đảng, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật báo chí, tạo nền tảng vững chắc để phát huy vai trò của báo chí trong xây dựng và phát triển đất nước. Đó chính là con đường đúng đắn để tự do báo chí thực sự trở thành sức mạnh của dân tộc, không thể bị lợi dụng cho mục đích xấu.