Thứ ba, 17/06/2025 - 05:27
Điều đặc biệt nguy hiểm là các thế lực thù địch sử dụng báo chí như một công cụ đắc lực tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Với chiêu bài “tự do báo chí”, cổ xúy “báo chí tư nhân”, chúng âm mưu và thúc đẩy phi chính trị hóa báo chí cách mạng Việt Nam, vu cáo Đảng, Nhà nước “vi phạm quyền tự do ngôn luận”. Để bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng, chúng ta phải vạch trần âm mưu thâm hiểm, bẻ gãy thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của chúng.
Đảng lãnh đạo báo chí là tất yếu khách quan
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và truyền thông số phát triển mạnh mẽ, báo chí cách mạng luôn bị các thế lực thù địch chống phá quyết liệt. Dựa vào luận điệu bảo vệ “tự do báo chí”, cổ xúy “báo chí tư nhân”, chúng lu loa, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí; lồng ghép, gieo rắc sự nghi kỵ trong xã hội đối với báo chí chính thống ở Việt Nam.
Trên các tờ báo, trang tin tức điện tử, nền tảng mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân phản động thường lặp đi lặp lại các luận điệu báo chí Việt Nam là báo chí quốc doanh, là công cụ tuyên truyền; báo chí không khách quan, không có phản biện mà chỉ phục tùng ý chí chính trị...
Cần nhận thức rõ rằng, báo chí với tư cách là công cụ truyền thông đại chúng luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc hình thành và định hướng nhận thức xã hội. Lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, báo chí cách mạng là vũ khí tư tưởng-lý luận sắc bén, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, giai cấp và nhân loại. Theo quan điểm của V.I.Lênin, báo chí cách mạng tự thân, đã và luôn mang bản chất giai cấp công nhân sâu sắc; không có báo chí phi giai cấp và không có nền báo chí cách mạng chân chính đúng nghĩa nếu không nằm trong hệ thống tổ chức của Đảng. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, báo chí bị chi phối bởi quyền lực kinh tế và lợi ích của giai cấp tư sản.
Vận dụng sáng tạo tư tưởng của V.I.Lênin về báo chí cách mạng, ngày 21-6-1925, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Báo Thanh Niên-tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam. Ngày 3-2-1930, Đảng ta ra đời và kể từ đây, lãnh đạo báo chí là nguyên tắc “bất di bất dịch” của Đảng. Sự lãnh đạo này làm cho báo chí trở thành công cụ hữu hiệu trong tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức đúng đắn cho đồng bào và chiến sĩ hoạt động cách mạng.
![]() |
Tư duy lãnh đạo theo sát yêu cầu cách mạng
Để phát huy vai trò của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng, Đảng ta không ngừng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, phát triển tư duy, bảo đảm cơ chế, môi trường để báo chí cách mạng không ngừng phát triển.
Hiến pháp năm 2013 xác định rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội (Điều 4); công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí... theo quy định của pháp luật (Điều 25). Và Khoản 1, Điều 13, Luật Báo chí năm 2016 quy định rõ: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”. Năm 1990, trả lời phỏng vấn báo Idơvexchia (Liên Xô), Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khẳng định: “Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị-xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật”.
Tiếp đó, ngày 31-3-1992, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 08-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản. 5 năm sau, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17-10-1997 về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đến Đại hội XIII, Đảng ta chủ trương xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông. Đồng thời phải tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên internet. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ các sản phẩm thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị-xã hội, thuần phong, mỹ tục.
Điều đó cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam luôn giữ vững vai trò là cơ quan ngôn luận, tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Hệ thống báo chí phát triển về mọi mặt, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giữ nguyên tắc, “tăng đề kháng” báo chí cách mạng
Tròn một thế kỷ, từ tờ Thanh Niên năm 1925 do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đến nền báo chí cách mạng hiện đại hôm nay đã chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thành công, thắng lợi của nền báo chí vì nước, vì dân.
Các âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch xét đến cùng đều nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ hệ thống giá trị xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Vì vậy, muốn giữ vững ngọn cờ tư tưởng, giữ vững nền báo chí cách mạng thì trước hết phải bảo vệ được nguyên lý, nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với báo chí; tăng sức đề kháng cho báo chí cách mạng; kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch gắn với đầu tư để báo chí cách mạng không ngừng phát triển.
Các cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo phải quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác báo chí, xuất bản. Tăng cường hiệu lực cơ chế kiểm tra, giám sát, định hướng thông tin đối với hệ thống báo chí, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo. Có cơ chế xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng báo chí để chống phá Đảng, Nhà nước, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, cổ vũ tự do báo chí kiểu phương Tây.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Vì thế, các tòa soạn phải luôn quan tâm, chăm lo bồi dưỡng toàn diện đội ngũ chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, nhất là phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, giữ vững và phát huy truyền thống báo chí cách mạng qua một thế kỷ chiến đấu, công tác, trưởng thành, luôn “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, có khả năng miễn dịch trước mặt trái của cơ chế thị trường và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch.
(còn nữa)
TIẾN ĐẠT - MINH MẠNH - TRANG DUY
Bài viết đã chỉ ra một cách đầy thuyết phục rằng: “phi chính trị hóa báo chí” không đơn thuần là một khẩu hiệu ngụy trang cho cái gọi là “tự do báo chí”, mà thực chất là một thủ đoạn hiểm độc nhằm từng bước loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm tê liệt vũ khí tư tưởng sắc bén – nền báo chí cách mạng, từ đó dẫn đến tha hóa nhận thức chính trị trong xã hội. Khi nền tảng tư tưởng bị bẻ gãy, đó chính là bước khởi đầu cho sự sụp đổ về mặt thể chế, tổ chức và niềm tin.
Trả lờiXóaLịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng, kể từ khi Báo Thanh Niên ra đời năm 1925 dưới sự sáng lập của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, báo chí cách mạng luôn đi đầu trong đấu tranh tư tưởng, giác ngộ quần chúng và làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Đó không chỉ là phương tiện truyền thông, mà là công cụ tổ chức lực lượng cách mạng, là cây cầu nối liền ý chí Đảng với nguyện vọng nhân dân. Thế nên, việc Đảng lãnh đạo báo chí không phải là can thiệp hành chính đơn thuần, mà là bảo đảm cho báo chí giữ đúng định hướng tư tưởng, bản chất giai cấp và sứ mệnh lịch sử của mình.
Ngày nay, trong thời đại của công nghệ số, khi bất cứ ai cũng có thể là “nhà báo tự phong”, thì vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí càng trở nên cấp thiết. Các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu sử dụng báo chí tư nhân, truyền thông nước ngoài và mạng xã hội để thẩm thấu từng lớp tư tưởng, lôi kéo đội ngũ làm báo, gieo rắc hoài nghi, thổi phồng những thiếu sót trong quản lý báo chí thành “độc tài truyền thông”. Chúng cố tình xóa nhòa ranh giới giữa phản biện và phá hoại, giữa góp ý và kích động, nhằm hợp thức hóa các hoạt động truyền thông chống Đảng, chống Nhà nước.
Báo chí cách mạng Việt Nam cần nâng cao sức đề kháng, cả về lý luận lẫn công nghệ. Mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo phải không chỉ là người đưa tin, mà còn là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng. Điều đó đòi hỏi một nền tảng chính trị vững vàng, bản lĩnh nghề nghiệp sắc bén, đạo đức cách mạng trong sáng, đồng thời được trang bị kiến thức, công cụ hiện đại để đối đầu hiệu quả với những âm mưu “vũ khí hóa truyền thông”.
Muốn vậy, không thể lơi lỏng công tác quy hoạch, đào tạo, kiểm soát và đầu tư chiến lược cho báo chí. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với lực lượng làm báo phải song hành với việc củng cố vị thế chính trị, tạo điều kiện cho báo chí hoạt động năng động nhưng vẫn đúng định hướng. Chỉ khi giữ được nguyên tắc “Đảng lãnh đạo toàn diện”, nền báo chí cách mạng mới có thể chống lại được những chiến thuật phi chính trị hóa đang ngày càng được các thế lực thù địch gia tăng về mức độ và thủ đoạn.
Hơn một thế kỷ qua, báo chí cách mạng luôn là dòng chảy chính trong đời sống tinh thần của đất nước, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Giữ vững vai trò đó không chỉ là nghĩa vụ nghề nghiệp của người làm báo, mà còn là mệnh lệnh lịch sử đối với toàn xã hội.
Bài viết khẳng định một chân lý quan trọng: lãnh đạo của Đảng đối với báo chí là nguyên tắc bất di bất dịch, không thể tách rời trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trong thời đại thông tin bùng nổ và truyền thông số phát triển vượt bậc, vai trò của báo chí càng trở nên quyết định trong việc giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng và sự ổn định chính trị – xã hội của đất nước. Những luận điệu xuyên tạc về “tự do báo chí” và “báo chí tư nhân” không gì khác hơn là chiêu trò nhằm bóp méo thực tế, tạo ra sự hoài nghi và chia rẽ lòng tin của nhân dân đối với cơ quan ngôn luận của Đảng.
Trả lờiXóaKhông thể phủ nhận báo chí cách mạng đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo xã hội, nâng cao nhận thức, định hướng dư luận xã hội, đồng thời là công cụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Việc Đảng lãnh đạo báo chí không hề làm mất đi quyền tự do ngôn luận, mà chính là bảo vệ quyền tự do đó theo khuôn khổ pháp luật và bảo đảm báo chí hoạt động đúng chức năng phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước.
Trong bối cảnh các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, sử dụng công nghệ cao như AI, deepfake để tấn công báo chí cách mạng, đòi hỏi mỗi người làm báo và các cơ quan quản lý phải không ngừng nâng cao trình độ, đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ hiện đại, đồng thời giữ vững bản lĩnh chính trị. Sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý và phát triển, giữa đổi mới sáng tạo và giữ nguyên tắc lãnh đạo là con đường duy nhất để bảo vệ “vũ khí tư tưởng” sắc bén của Đảng trong cuộc chiến tranh thông tin hiện đại.
Bảo vệ báo chí cách mạng là bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ sự ổn định và phát triển của đất nước. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là những người làm báo trên mặt trận tư tưởng văn hóa.
Việc các thế lực thù địch dùng chiêu bài “phi chính trị hóa báo chí” thực chất là âm mưu cực kỳ nguy hiểm nhằm làm lung lay sự lãnh đạo của Đảng, tạo nên một môi trường báo chí tự do vô chính phủ, để từ đó gieo rắc sự hỗn loạn về tư tưởng và làm suy yếu sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Bài viết nêu rõ, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí không phải là sự áp đặt vô căn cứ mà là sự bảo đảm cho báo chí phát huy tối đa hiệu quả trong việc truyền tải đường lối, chính sách, nguyện vọng của nhân dân và là công cụ đắc lực trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch.
Trả lờiXóaBáo chí cách mạng không chỉ là một ngành nghề mà còn là một mặt trận chính trị – tư tưởng quan trọng, nơi mà từng bài viết, từng cây bút phải luôn giữ vững lập trường cách mạng, phản ánh đúng hiện thực khách quan, đấu tranh không khoan nhượng với những luận điệu sai trái, xuyên tạc. Việc Đảng tập trung lãnh đạo và quản lý chặt chẽ báo chí chính là để ngăn chặn các hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, bảo vệ bản sắc và sứ mệnh của báo chí cách mạng.
Đồng thời, trong thời đại kỹ thuật số và mạng xã hội phát triển, báo chí cách mạng cũng phải nhanh chóng đổi mới, thích ứng để phát huy tác dụng tuyên truyền, định hướng dư luận, đồng thời nâng cao năng lực phát hiện và ngăn chặn các hành vi phát tán thông tin sai lệch, tin giả. Đây là một nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng là cơ hội để báo chí cách mạng khẳng định vai trò không thể thay thế trên mặt trận tư tưởng, góp phần xây dựng đất nước phát triển, văn minh, giàu mạnh.
Chỉ khi kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo báo chí, có sự quản lý nghiêm minh và đồng thời tạo môi trường phát triển phù hợp cho đội ngũ làm báo, nền báo chí cách mạng mới thực sự trở thành công cụ sắc bén bảo vệ độc lập, chủ quyền và ổn định xã hội trong mọi tình huống.