Thứ hai, 09/06/2025 - 05:46
Các Nghị quyết của Bộ Chính trị mới ban hành gồm: Nghị quyết 57; Nghị quyết 59; Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 được xem là “bộ tứ trụ cột” đang được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân triển khai trong thực tiễn. Dư luận đánh giá rất cao việc Đảng ban hành các nghị quyết này và kỳ vọng vào sự phát triển của đất nước. Dù vậy, vẫn có những tiếng nói thiếu hiểu biết, xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta, phủ nhận những kết quả mà đất nước đã và đang đạt được.
Những luận điệu lạc lõng
Khi Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được triển khai, trên một số trang web chuyên chống đối Việt Nam đã đăng tải các bài viết cố tình bịa đặt, xuyên tạc nội dung của Nghị quyết 57. Có một bài viết “nhận định”: “Tự do mới là “Quốc sách” chứ không phải khoa học và công nghệ là quốc sách như Đảng ta xác định, rồi cho rằng Nghị quyết 57 chỉ là “mồi nhử” để “chiêu hiền đãi sĩ”! Một số đối tượng khác đã hùa theo luận điệu đó.
Cũng sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 24-1-2025 về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới”, trên một số trang mạng thiếu thiện chí với Việt Nam lại xuất hiện các bài viết có chung một luận điệu phiến diện: “Việt Nam đang ngấm ngầm “theo chân” đối tác chiến lược toàn diện... để chống nước khác”; “Việt Nam đang ngả về phương Tây”; “Việt Nam đã từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của mình trong quan hệ quốc tế”...
![]() |
Gần đây, lợi dụng việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30-4-2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4-5-2025 về phát triển kinh tế tư nhân, trên nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, YouTube, TikTok, Telegram hay blog cá nhân của các đối tượng chống đối xuất hiện hàng loạt tin, bài viết, hình ảnh, video clip với các khẩu hiệu xuyên tạc như: “Pháp luật Việt Nam, một bước lùi đối với tiến bộ xã hội”, “tạo rào cản kinh doanh”... Trên nhiều diễn đàn mạng, các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng chống đối đã rêu rao rằng, Đảng ta đưa ra quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân lần này là "bất nhất", coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế có nghĩa “thừa nhận sự bóc lột, thừa nhận mối quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa”. Họ cho rằng như vậy là "gây mâu thuẫn với quan điểm của Đảng trong các thời kỳ trước". Từ đó họ gieo rắc hoài nghi, bức xúc, kích động nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhận thức đúng về các nghị quyết được xem là “bộ tứ trụ cột”
Trước hết, cần khẳng định Việt Nam là một trong những quốc gia đã có bước tiến vượt bậc về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Gần 40 năm đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, khoa học và công nghệ tiếp tục có những bước tiến quan trọng về mọi mặt, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng, an ninh quốc gia. Chỉ tính riêng trong năm 2024, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam xếp hạng thứ 56 trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên vị trí 44 năm 2024. Kết quả GII 2024 của Việt Nam có ba chỉ số đứng đầu thế giới, trong đó lần đầu tiên có Chỉ số xuất khẩu hàng hóa sáng tạo. Tổng chi ngân sách hằng năm của quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia tăng dần theo yêu cầu phát triển. Những thành tựu đó đã minh chứng, luận điệu của các thế lực thù địch là giả dối, bịa đặt, lộ rõ bản chất phản động.
Việc Nghị quyết 57 ra đời trên nền tảng khoa học, công nghệ đất nước đang trên đà phát triển là bệ đỡ, bệ phóng và là hành lang pháp lý rất cần thiết để phát huy cao nhất, mạnh nhất sự phát triển trong lĩnh vực này. Và chỉ khi khoa học, công nghệ phát triển thì đất nước mới thực sự phát triển, khẳng định sự vượt trội của mình.
Hai là, hiệu quả hội nhập quốc tế hiện diện trên mọi mặt đời sống xã hội
Sự ra đời của Nghị quyết 59 với quan điểm xuyên suốt là: Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể sáng tạo. Thực tiễn gần 35 năm thực hiện “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta đã xác định nhiều mối quan hệ đan xen nhau rất phức tạp đòi hỏi phải xử lý đúng đắn, hiệu quả, trong đó có mối quan hệ “giữa độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”. Hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu đã góp phần cải thiện đáng kể tiềm lực trong nước, nâng cao vị thế địa chiến lược của Việt Nam trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Theo Cục Thống kê, năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Đây là con số kỷ lục của bức tranh xuất, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam. Những vướng mắc, phát sinh trong quan hệ thương mại quốc tế luôn được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành chủ động, linh hoạt, thực tâm, thực chất đề ra các giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại phát triển. Cũng chính hội nhập quốc tế sâu rộng giúp Việt Nam phá vỡ thế bao vây, cấm vận, trở thành đối tác, bạn bè với các quốc gia trên thế giới. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta luôn thể hiện nhất quán và từng bước cụ thể hóa nội dung của chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế cho từng giai đoạn, phù hợp với bối cảnh tình hình thế giới và khu vực. Đây chính là những tư tưởng chỉ đạo cốt lõi mà Nghị quyết 59 đã xác định nhưng các thế lực chống phá cố tình lờ đi, xuyên tạc tư tưởng này.
Ba là, công tác xây dựng và thi hành pháp luật đạt nhiều thành tựu nổi bật.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã rất quan tâm, cố gắng, nỗ lực, ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Điển hình như: Chỉ trong giai đoạn từ năm 2019 đến cuối năm 2022, Quốc hội đã thông qua 49 Luật, trong đó có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân như: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Cư trú năm 2020... Riêng năm 2023, Quốc hội đã thông qua 16 Luật trong đó có những dự án luật quan trọng với nhiều nội dung khó, phức tạp như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản... Để đáp ứng yêu cầu cuộc tinh gọn bộ máy, Quốc hội đang tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, sửa đổi luật đáp ứng yêu cầu phát triển. Các quyền con người, quyền công dân theo hiến định tiếp tục được cụ thể hóa bằng pháp luật và thực hiện tốt hơn trên thực tế. Trên phương diện quốc tế, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các cơ chế toàn cầu và khu vực về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập các công ước quốc tế chủ chốt ở mọi lĩnh vực.
Kinh nghiệm thực tiễn ở cả Việt Nam và các nước cho thấy, hoàn thiện thể chế, pháp luật chính là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước; trở thành lợi thế cạnh tranh, là nền tảng vững chắc cho phát triển. Những kết quả trên là minh chứng sinh động để phủ nhận, phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch khi họ bịa đặt “Pháp luật Việt Nam, một bước lùi đối với tiến bộ xã hội”.
Bốn là, kinh tế tư nhân-“đòn bẩy” đưa Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động và có triển vọng nhất của khu vực, thế giới.
Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) ấn tượng, trung bình 6,37%/năm. So với các nước ASEAN, Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất. Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á... Kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội.
Chính trên cơ sở sự thay đổi, phát triển nhận thức đúng đắn, kịp thời về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân với những cơ chế, chính sách kinh tế nhiều thành phần, kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo những điều kiện, tiền đề để kinh tế tư nhân phát triển, không ngừng lớn mạnh và trở thành một trong những nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Cũng chỉ sau thời gian ngắn Nghị quyết 68 được ban hành, hàng loạt doanh nghiệp tư nhân lớn, nhỏ đã mạnh dạn đề xuất, đầu tư phát triển vào nhiều lĩnh vực mà điển hình nhất là lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông, đường cao tốc, sân bay, bến cảng bằng chính nguồn vốn của họ và tự huy động mà không dùng ngân sách nhà nước trên nền tảng pháp lý vận hành mà Nghị quyết 68 xác định.
Cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định, 4 Nghị quyết-“bộ tứ trụ cột” là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta vào thời điểm hiện tại, cũng là minh chứng phản bác những quan điểm sai trái, phản động, xuyên tạc về tinh thần của “bộ tứ trụ cột”, làm chệch định hướng XHCN, chệch quỹ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì vậy, cán bộ, đảng viên và nhân dân cần tỉnh táo nhận diện và kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch này, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN Việt Nam nói chung và với đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước nói riêng.
Trung tá, TS ĐỖ NGỌC HANH, Phó chủ nhiệm Khoa Triết học Mác-Lênin, Trường Sĩ quan Chính trị
Việc Bộ Chính trị ban hành 4 nghị quyết trọng điểm – Nghị quyết 57, 59, 66 và 68 – là minh chứng sinh động cho tầm nhìn chiến lược và sự quyết tâm đổi mới toàn diện trong công cuộc phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và chuyển đổi mạnh mẽ của thế giới. Đây không chỉ là những định hướng chính sách mang tính thời đại mà còn là trụ cột nâng đỡ cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới.
Trả lờiXóaTuy nhiên, ngay khi những nghị quyết này được phổ biến và triển khai rộng rãi, các thế lực thù địch, phản động lại tiếp tục giở giọng điệu quen thuộc – xuyên tạc, bóp méo, thổi phồng và gieo rắc hoài nghi. Những luận điệu như “Đảng bóp méo tự do”, “hội nhập để chống nước khác”, hay “thừa nhận bóc lột tư bản” chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng đầy ác ý và định kiến sai lệch của những kẻ chuyên sống nhờ vào việc bôi nhọ thành quả cách mạng. Họ cố tình lờ đi sự thật rằng, những nghị quyết này được xây dựng dựa trên nền tảng thực tiễn sinh động, có sự tham vấn rộng rãi, với mục tiêu cao nhất là phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế, mọi trí tuệ, mọi tiềm năng để phục vụ phát triển đất nước và nâng cao đời sống nhân dân.
Nghị quyết 57 khẳng định khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu, chứ không phải một khẩu hiệu suông. Từ thực tiễn thành công của Việt Nam trong cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, việc chuyển đổi số mạnh mẽ trong quản trị công, giáo dục, y tế… đã cho thấy rõ hiệu quả của tầm nhìn chiến lược này. Đó là điều không ai có thể phủ nhận, trừ những kẻ cố tình không muốn nhìn thấy sự phát triển của đất nước.
Nghị quyết 59 tiếp tục khẳng định bản lĩnh độc lập, tự chủ trong hội nhập – một trong những đặc điểm nổi bật của đối ngoại Việt Nam hiện đại. Không ngả nghiêng, không chọn phe, nhưng cũng không đứng ngoài cuộc chơi toàn cầu – đó là cách Việt Nam duy trì hòa bình, giữ gìn độc lập dân tộc và bảo vệ lợi ích quốc gia. Những tiếng nói cho rằng “Việt Nam nghiêng về phương Tây” hay “chống lại nước khác” đều là suy diễn phiến diện, phản ánh tư tưởng đối đầu lỗi thời.
Nghị quyết 66 và 68 là bước cụ thể hóa, nâng tầm nhận thức về vai trò của pháp luật và kinh tế tư nhân – hai trụ cột không thể thiếu trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đóng góp lớn vào GDP, tạo hàng triệu việc làm, và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Nếu không có môi trường pháp lý minh bạch, đồng bộ thì không thể có một nền kinh tế năng động như Việt Nam hôm nay. Những luận điệu cho rằng “thừa nhận tư bản là phản bội chủ nghĩa xã hội” chỉ là sự ngụy biện máy móc, không phù hợp với đường lối đổi mới sáng tạo mà Đảng ta đã kiên trì thực hiện hơn 35 năm qua.
Cần nhận thức rõ rằng, đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái không phải chỉ là nhiệm vụ của lực lượng tuyên giáo hay an ninh, mà là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi công dân có lòng yêu nước chân chính. Chúng ta phải chủ động nắm bắt thông tin chính thống, lý giải có căn cứ và vững vàng tư tưởng để không bị dao động bởi những tiếng nói lạc lõng, thù địch. Góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cũng chính là cách chúng ta gìn giữ thành quả cách mạng, bảo vệ tương lai dân tộc, và đồng hành cùng đất nước trên con đường phát triển bền vững, thịnh vượng.
Việc Bộ Chính trị ban hành 4 nghị quyết trọng tâm với tầm nhìn dài hạn thể hiện rõ tư duy đổi mới và quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong việc đưa đất nước bứt phá trên các lĩnh vực then chốt: khoa học – công nghệ, hội nhập quốc tế, xây dựng pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân. Đây không phải là những tuyên bố hình thức, càng không phải là bước lùi như một số kẻ cố tình xuyên tạc, mà là bước đi tất yếu, bài bản, phù hợp với quy luật phát triển hiện đại, phản ánh thực tiễn đang diễn ra sinh động tại Việt Nam.
Trả lờiXóaNghị quyết số 57 đặt trọng tâm vào đột phá khoa học, công nghệ và chuyển đổi số – không chỉ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, mà còn là động lực quan trọng để tăng năng suất lao động, tái cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Các thế lực thù địch tìm cách phủ nhận vai trò của khoa học – công nghệ bằng những luận điệu lạc hậu như “quốc sách là tự do”, nhưng lại cố tình né tránh thực tế rằng, mọi quốc gia phát triển đều dựa vào tiến bộ khoa học và sáng tạo. Tại sao họ không nhìn nhận rằng, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo dẫn đầu khu vực Đông Nam Á? Hay Việt Nam đã có mặt trong nhóm 50 nước có chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất toàn cầu?
Trong khi đó, Nghị quyết số 59 khẳng định chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam vẫn giữ vững tính độc lập, tự chủ, linh hoạt nhưng chủ động, tích cực. Thế giới ngày nay là một mạng lưới gắn kết – không có quốc gia nào có thể đứng ngoài dòng chảy toàn cầu hóa. Tham gia các hiệp định thương mại, thúc đẩy ngoại giao kinh tế, củng cố quan hệ với các đối tác chiến lược là điều kiện cần để đưa đất nước tiến lên. Xuyên tạc rằng Việt Nam "ngả về phương Tây", hay "bỏ độc lập tự chủ" là một kiểu đánh tráo khái niệm, nhằm gieo rắc tâm lý nghi ngại trong nhân dân, phá hoại lòng tin với Đảng và Nhà nước.
Đáng chú ý, Nghị quyết 66 và 68 cho thấy sự linh hoạt và cầu thị trong nhận thức của Đảng về thể chế và động lực phát triển kinh tế. Đổi mới thể chế pháp luật không chỉ giúp hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà còn mở rộng không gian phát triển cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân không có nghĩa là đi ngược lại chủ nghĩa xã hội – đó là cách phát triển xã hội bằng mọi nguồn lực, đặt lợi ích nhân dân lên hàng đầu. Những kẻ cố tình tách rời kinh tế tư nhân ra khỏi định hướng XHCN là những kẻ chưa hoặc cố tình không hiểu về khái niệm “nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng XHCN”.
Hơn lúc nào hết, người dân cần tỉnh táo trước các luận điệu sai trái, mượn danh “phản biện xã hội” để chống phá đường lối đúng đắn của Đảng. Việc hiểu đúng, ủng hộ và giám sát thực thi tốt các Nghị quyết này không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân yêu nước.
Bốn Nghị quyết trọng điểm mới đây của Bộ Chính trị không chỉ là định hướng chiến lược mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về bước chuyển mình sâu sắc, toàn diện của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là những nỗ lực này lại bị một số phần tử phản động và các tổ chức thiếu thiện chí bóp méo, xuyên tạc một cách có hệ thống trên mạng xã hội và các kênh truyền thông nước ngoài. Những luận điệu như “theo đuôi tư bản”, “thừa nhận bóc lột” hay “ngả về phương Tây” đều cho thấy sự hằn học, thiển cận và cố tình vu khống chính sách phát triển của Việt Nam.
Trả lờiXóaThực tế cho thấy, Nghị quyết 57 về đột phá khoa học – công nghệ là bước tiến dài hơi, giúp Việt Nam không chỉ tiếp cận công nghệ lõi, mà còn chủ động sáng tạo, ứng dụng hiệu quả trong sản xuất và quản trị. Các nước tiên tiến đều lấy đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển, thì lý do gì Việt Nam không thể? Việc khẳng định khoa học là quốc sách chỉ làm rõ thêm cam kết về hiện đại hóa nền kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Còn việc quy chụp đây là “mồi nhử nhân tài” hay “vỏ bọc độc tài” chỉ càng thể hiện sự thiển cận và ác ý.
Với Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế, xuyên suốt là quan điểm độc lập, tự chủ, hòa bình và hợp tác. Chính sách đối ngoại “bạn với tất cả, không liên minh với bên nào để chống lại bên nào” của Việt Nam đã được cả thế giới ghi nhận là nhất quán, có nguyên tắc, có bản lĩnh. Trong bối cảnh địa chính trị khu vực biến động, việc giữ được thế trung lập tích cực như Việt Nam là điều không dễ, nhưng ta đã làm được, và làm tốt. Vậy tại sao lại có kẻ xuyên tạc rằng Việt Nam đang “bỏ quên nguyên tắc”, “mất định hướng”? Đó rõ ràng là sự vu cáo mang dụng ý gây chia rẽ nội bộ, chia rẽ lòng dân.
Nghị quyết 66 và 68 là minh chứng sống động cho một thể chế đang chuyển động theo hướng hiện đại, minh bạch, pháp quyền và khuyến khích đổi mới sáng tạo. Luật pháp phải đi trước để mở đường, tháo gỡ điểm nghẽn – đây là nguyên lý phổ quát. Kinh tế tư nhân, sau 40 năm đổi mới, đã chứng minh năng lực và vai trò quan trọng, không thể chối cãi. Thừa nhận vai trò này không phải là từ bỏ định hướng XHCN mà là thực hiện đúng lời Bác Hồ: “lấy dân làm gốc” – ở đây là làm cho dân giàu, nước mạnh.
Tóm lại, cần nhìn nhận rằng, mỗi nghị quyết trong “bộ tứ trụ cột” không chỉ là sản phẩm của trí tuệ tập thể, mà còn là đòi hỏi từ thực tiễn phát triển đất nước. Việc các thế lực thù địch lợi dụng sự kiện chính trị để xuyên tạc, gây nhiễu thông tin là hành vi không mới. Tuy nhiên, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân là tiếp nhận thông tin một cách khách quan, có chọn lọc, lý giải bằng lý luận và phản bác bằng chứng cứ xác thực. Chỉ có như vậy, niềm tin của nhân dân mới tiếp tục được củng cố, và sự phát triển của đất nước mới vững vàng, đúng hướng trong chặng đường phía trước.