Thứ hai, 30/06/2025 - 05:32
Làm gì để Việt Nam vươn mình, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, với những cột mốc lịch sử vào năm 2030 và 2045, vừa là khát vọng của mọi công dân Việt Nam chân chính vừa là trăn trở, tâm huyết trong việc tìm cách tạo thế và lực để đất nước bứt phá, "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Nhưng đó cũng là sự ngờ vực, ganh tị, hậm hực của một số kẻ có tư duy lệch lạc, vẫn nặng tư tưởng hằn học, thù địch...
Thời gian gần đây, trên trang Facebook Việt Tân xuất hiện không ít bài viết bày tỏ thái độ ngờ vực, quan điểm phủ nhận, nội dung xuyên tạc phương hướng, mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điểm qua một loạt bài viết với những luận điệu như: "Kinh tế suy trầm, tăng trưởng lên ti vi mà lấy"; "TP Hồ Chí Minh: Ăn xin cũng sắp thất nghiệp"; "Sưu cao thuế nặng nhờ ơn Đảng"; "Cứ cho dân tự do phát biểu sẽ biết ý dân là gì?"...
![]() |
Vẫn một chiêu bài cũ, những kẻ bất mãn tìm mọi thủ đoạn để xuyên tạc chủ trương, bóp méo thực trạng làm cho một bộ phận người dân nhận thức không đúng, không đủ, chưa tin tưởng, thiếu quyết tâm thực hiện chủ trương của Đảng. Vậy sự thật là Việt Nam đã đủ lực để bứt phá hay chưa? Đảng Cộng sản Việt Nam có ảo tưởng không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nhìn lại khát vọng dân tộc và quá trình tạo lực của Đảng ta.
Khát vọng của dân tộc
Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, Việt Nam hết lần này tới lần khác phải chịu sự đô hộ của thực dân, phong kiến. Vì thế, hơn bất kỳ một dân tộc nào khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam luôn khát khao có được độc lập, tự do. Bước vào thời đại Hồ Chí Minh, khát vọng đó được thổi bùng và từng bước trở thành hiện thực.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết đấu tranh giành lại nền độc lập, “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Tuy nhiên, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, và một dân tộc yếu thì khó có thể giữ được độc lập. Muốn có độc lập thật sự và bền vững, Việt Nam phải phát triển cường thịnh. Khát vọng “sánh vai với các cường quốc năm châu” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ từ những ngày đầu lập quốc và Người tìm mọi cách để biến khát vọng đó thành hành động thiết thực của toàn dân tộc.
Khó khăn chồng chất khó khăn, ngay sau khi giành được độc lập, nhân dân ta lại phải bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thống nhất non sông kéo dài 30 năm với sự tổn thất không thể đong đếm về nhân lực, vật lực, tài lực. Tuy nhiên, khó khăn không những không thể đè bẹp mà còn làm cho ý chí tự cường của dân tộc ngày càng mạnh mẽ. Trong diễn văn đọc tại cuộc mít tinh mừng Việt Nam đại thắng tổ chức ngày 15-5-1975, tại Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam, trịnh trọng tuyên bố: “Chúng ta chào mừng kỷ nguyên mới trong lịch sử 4.000 năm của dân tộc: Kỷ nguyên phát triển rực rỡ của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, kỷ nguyên nhân dân lao động hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình, đồng tâm hiệp lực xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình và cho muôn đời con cháu mai sau”.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đưa ra quan điểm: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, thực chất là khẳng định lại khát vọng trở thành một đất nước hùng cường, có thể "sánh vai với các cường quốc năm châu" đã được hun đúc trong lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc. Khát vọng ấy luôn âm ỉ cháy trong huyết quản của mỗi người con đất Việt, đây chỉ là thời điểm thích hợp nhất để thổi bùng lên khát vọng đó. Để chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình hôm nay, Đảng ta đã kiên trì tạo lực lâu dài, bền bỉ và tích cực.
Quá trình tạo lực của Đảng
Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có 95 năm rèn luyện qua thực tiễn để trau dồi bản lĩnh, trí tuệ, đủ khả năng lãnh đạo cách mạng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cách mạng Việt Nam trước hết phải có Đảng. “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”, suốt 95 năm qua, Đảng ta luôn nỗ lực trui rèn ý chí và bản lĩnh, năng lực và trí tuệ để có đủ phẩm chất, năng lực chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua biết bao khó khăn, thử thách. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đã nhiều lần Đảng thể hiện ý chí, bản lĩnh, trí tuệ, kiên định mục tiêu và kịp thời đưa ra các quyết sách đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua những bước ngoặt mang tính quyết định.
Đó là bản lĩnh đối đầu với thù trong, giặc ngoài để dẫn dắt cách mạng vượt qua giai đoạn “ngàn cân treo sợi tóc” những ngày đầu lập quốc; bản lĩnh đối đầu với đế quốc Mỹ-quốc gia giàu có nhất thế giới và sở hữu đội quân nhà nghề với vũ khí, trang bị vô cùng hiện đại; bản lĩnh kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, khi Liên Xô và các quốc gia XHCN ở Đông Âu lần lượt sụp đổ... Đó là trí tuệ tạo lực, lập thế, chớp thời cơ phát động và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công trong chưa đầy một tháng, với sự tổn thất thấp nhất xương máu nhân dân; trí tuệ tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giai đoạn 1954-1975; trí tuệ tìm đường đổi mới, xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển bền vững.
Thứ hai, Đảng đã lãnh đạo đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo thế và lực vững chắc để dân tộc bước vào kỷ nguyên vươn mình.
Bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế đất nước gặp phải khó khăn trầm trọng khi chúng ta mất đi sự viện trợ của Liên Xô và các nước XHCN anh em. Đảng đã khéo léo lãnh đạo đất nước thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận. Bằng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, Đảng đã kết hợp hài hòa nội lực với ngoại lực để phát triển kinh tế một cách ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn duy trì ở mức khá cao và ổn định, trên dưới 7%/năm.
Thời cơ đặc biệt có lợi cho Việt Nam là toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đảng ta đã sớm nhận định chính xác và chuẩn bị chu đáo để tận dụng thật tốt thời cơ này. Đường lối đối ngoại đúng đắn dần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, đầy đủ, hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng vẫn giữ được tính độc lập, tự chủ. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 13 đối tác chiến lược toàn diện; là thành viên của 17 hiệp định thương mại tự do và được đánh giá là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới.
Đối với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngay khi thế giới đề cập tới cuộc cách mạng này, chúng ta đã chủ động nghiên cứu, đánh giá toàn diện tác động của cuộc cách mạng này đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Trên cơ sở đó, Đảng chỉ rõ thời cơ, thách thức và những chủ trương, giải pháp để chủ động tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đại hội XI của Đảng xác định 3 đột phá chiến lược, gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Đây chính là sự chuẩn bị những điều kiện quan trọng nhất để đón đầu cuộc cách mạng này.
Với quyết tâm chính trị cao, sự chuẩn bị chu đáo, thế chủ động và thái độ hành động quyết liệt của Đảng, với khát vọng mạnh mẽ của toàn dân tộc về một đất nước phồn vinh, thịnh vượng, chúng ta hoàn toàn tự tin đặt ra mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Phát biểu tại Phiên khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (tháng 1-2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Và mới đây là khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng”, đã cho thấy sự nhất quán và hoàn toàn có cơ sở lý luận, thực tiễn. Có thể coi toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là “thiên thời”; bản lĩnh vững vàng của Đảng cùng những thành tựu quan trọng của gần 40 năm đổi mới là “địa lợi”; sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và bạn bè quốc tế là “nhân hòa”. Hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cho phép Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển bứt phá. Luận điệu bàn lùi của một vài kẻ bất mãn không thể cản bước tiến của trăm triệu dân ta đang vững vàng và tràn đầy khí thế bước vào kỷ nguyên phát triển của dân tộc.
ĐINH THẾ THUẬN - NGUYỄN MẠNH HÙNG
Bài viết thể hiện rất rõ tầm quan trọng của khát vọng phát triển đất nước và quá trình chuẩn bị lực lượng để Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới với các cột mốc chiến lược năm 2030 và 2045. Đây không chỉ là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà còn là niềm tin, ý chí quyết tâm của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khát vọng “sánh vai với các cường quốc năm châu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành động lực to lớn, là kim chỉ nam cho mọi hành động và quyết sách của Đảng, Nhà nước trong suốt những năm qua.
Trả lờiXóaViệc nhận diện và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành tựu và mục tiêu phát triển của đất nước là rất cần thiết. Các thế lực thù địch luôn tìm cách gieo rắc sự nghi ngờ, hoài nghi và chia rẽ lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước bằng những thông tin sai lệch, thiếu căn cứ. Nhưng thực tế là Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc về kinh tế, chính trị, xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng với nền tảng vững chắc. Tốc độ tăng trưởng ổn định, chính sách đối ngoại linh hoạt, cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực, hạ tầng, thể chế chính là minh chứng cho thế và lực để Việt Nam bứt phá trong thời gian tới.
Đảng ta với bề dày kinh nghiệm lãnh đạo 95 năm, sự kiên định, trí tuệ và bản lĩnh đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, là “bánh lái” điều hướng đất nước vượt qua muôn vàn thử thách. Kỷ nguyên mới là thời điểm hội tụ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để Việt Nam vươn lên, nâng cao vị thế trên trường quốc tế, thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào giữa thế kỷ XXI. Người dân Việt Nam cần nhận thức đầy đủ, giữ vững niềm tin, đồng lòng ủng hộ các chủ trương đúng đắn của Đảng để cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn dân tộc.
Khát vọng đưa Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia phát triển, sánh vai cùng các cường quốc năm châu vào năm 2045 không chỉ là mục tiêu chính trị của Đảng, mà còn là sứ mệnh lịch sử mang đậm tinh thần dân tộc, được khơi nguồn từ ý chí ngàn đời dựng nước và giữ nước. Trong hành trình đầy gian khó ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thể hiện vai trò “người cầm lái” kiên định, đưa con thuyền đất nước vượt qua muôn trùng sóng gió. Những thành tựu nổi bật trong suốt gần 40 năm đổi mới là minh chứng sinh động cho năng lực lãnh đạo, điều hành của Đảng – từ việc đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, cấm vận, cho đến vị thế ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.
Trả lờiXóaTuy nhiên, không ít phần tử cơ hội, thế lực thù địch lại cố tình làm ngơ trước thực tế ấy, sử dụng mạng xã hội như công cụ gieo rắc hoài nghi, xuyên tạc thực trạng, phủ nhận mọi thành quả đã đạt được. Luận điệu rằng “kinh tế chỉ phát triển trên… ti vi” là một kiểu bóp méo thiếu căn cứ, phiến diện và phi logic. Những kẻ đó chưa từng nhìn nhận rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, nhiều quốc gia rơi vào suy thoái nhưng Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, thu hút vốn FDI ở mức cao, đời sống người dân ngày càng cải thiện. Việc xây dựng khát vọng phát triển không phải là “ảo tưởng chính trị” mà là lẽ tất yếu để động viên, phát huy mọi tiềm lực trong nhân dân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững. Đã đến lúc mỗi công dân Việt Nam cần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, nhận diện rõ âm mưu phá hoại của các thế lực phản động để cùng chung tay hiện thực hóa khát vọng dựng xây một Việt Nam hùng cường.
Bài viết đã phơi bày bản chất xuyên tạc, phản động của những thế lực cố tình phủ nhận con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. Trong khi cả đất nước đang nỗ lực bền bỉ, đồng lòng hướng tới các mục tiêu phát triển vì lợi ích quốc gia - dân tộc, thì một số phần tử lại lợi dụng không gian mạng để gieo rắc sự hoài nghi, công kích thành quả cách mạng, hạ thấp vị thế đất nước. Điều đáng nói là chúng không chỉ bôi nhọ bằng những luận điệu bịa đặt như “sưu cao thuế nặng”, “ngăn cấm phát biểu”, mà còn dùng lối nói giễu cợt, nhạo báng nhằm tác động tiêu cực tới tâm lý xã hội, nhất là giới trẻ.
Trả lờiXóaThực tế, Việt Nam đã, đang và sẽ không ngừng hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, ứng dụng công nghệ cao vào quản lý và sản xuất… nhằm tạo ra thế và lực mới trong kỷ nguyên phát triển. Những thành quả như tỷ lệ xóa đói giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ tiếp cận y tế, giáo dục, công nghệ ngày càng cao, hay việc gia nhập, thực thi hiệu quả các hiệp định thương mại tự do lớn như CPTPP, EVFTA… đã chứng minh Việt Nam không đi chệch hướng, mà đang đi đúng hướng, có bước đi vững chắc. Những luận điệu xuyên tạc của Việt Tân và đồng bọn chẳng qua chỉ là tiếng kêu gào yếu ớt trong tuyệt vọng, không thể ngăn cản được dòng chảy tất yếu của một dân tộc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Người dân Việt Nam cần nâng cao nhận thức, tỉnh táo trước các chiêu trò truyền thông độc hại, đồng thời vững tin vào đường lối đúng đắn của Đảng để đồng hành cùng dân tộc bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của phát triển, hội nhập và vươn tầm.